ClockThứ Hai, 03/10/2022 06:17

Phục hồi những vườn hồng

TTH - Sau một thời gian phá bỏ hàng loạt vì chất lượng kém thì nay, những vườn hồng đang được phục hồi trở lại ở A Lưới theo hướng lai tạo giống giá trị. Địa phương đang triển khai ghép cải tạo các cây hồng chát sang các loại hồng được ưa chuộng nhằm phát triển loại cây có triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mùa hồng chín bên hiênVườn hồng của chaVườn hồng

Thu hoạch hồng giòn tại nhà dân ở xã Hồng Bắc

Mùa hồng chín rộ, bà Kăn Tei ở xã A Ngo ngồi cùng cháu gái xuyên trưa bán mấy rổ hồng nhà. Bà Tei cho hay, cháu gái vụng tính toán nên mình ra giúp đỡ. Mấy cây hồng nhà cháu bà đã cho thu hoạch đợt thứ hai, mỗi lần bán được khoảng 200 ngàn đồng.

Dọc đường Hồ Chí Minh mùa này thường bắt gặp cảnh người dân mang hồng ra bán trước sân nhà. 5 gốc hồng nhà ông Hồ Văn Xê ở xã Hồng Kim là món ăn khoái khẩu của lũ trẻ trong nhà, có lúc mang bán nên cũng kiếm thêm đồng ra đồng vào. Ông bảo, so với các loại cây trong vườn, hồng và chuối mang lại nguồn lợi giá trị hơn.

Toàn huyện A Lưới còn khoảng vài ha hồng ăn trái, ít hẳn so với con số vài chục ha trước đây. Khoảng năm 2000 rộ lên phong trào trồng hồng đại trà, song do thiếu tìm hiểu kỹ càng, sau vài năm mới phát hiện giống hồng mang về là hồng chát, giá trị thấp nên người dân chặt bỏ. Thời gian gần đây, theo định hướng phát triển hồng có chọn lọc, quả hồng được thị trường đón nhận, các vườn hồng bắt đầu được phục hồi.

Xã Hồng Bắc là vùng trồng hồng lớn nhất huyện A Lưới. Tháng 9-10, mùa thu hoạch hồng khiến những con đường ở xã rộn ràng hẳn. Những căn nhà được điểm tô màu cam, đỏ của hồng chín níu chân nhiều bạn trẻ đến “check-in”. Với 350 hộ trồng hồng, mỗi vườn có từ vài cây cho đến vài chục cây nên bước chân vào cổng các làng đã thấy những cành hồng trĩu cành chìa ra đường mời gọi. 

Chị Trần Thị Oanh ở xã Hồng Bắc mời chúng tôi ăn những quả hồng cam to bằng bát ăn cơm. Hồng thơm, giòn, vị ngọt thanh. Ăn trọn một quả đã thấy lưng bụng. Chị kể, đã trồng 5 gốc hồng ghép lai tạo được 4 năm tuổi. 3 năm tuổi cây bắt đầu cho thu hoạch vụ đầu 200-300kg quả. Năm nay, cây cho quả nhiều hơn. Giá hồng cam bán ra từ 20.000-30.000 đồng/kg. “Lần đầu tiên bán nông sản từ vườn thu về tiền triệu đó. Chị mừng lắm nên năm tới sẽ trồng thêm”, chị Oanh khoe.

Ghé thăm ông Hồ Văn Kế, 80 tuổi, một trong những người đầu tiên tham gia phát triển cây hồng về A Lưới, tôi được nghe chuyện thăng trầm của cây hồng ở vùng đất này. Thời điểm hồng bị chặt bỏ vì giá chỉ vài nghìn đồng, ông Kế trăn trở suy tư nhiều. Sau khi khảo sát, ông phát hiện một vài giống hồng chất lượng trong vườn nhà dân nên tìm cách ghép giống và chia sẻ cho bà con cách gầy lại vườn hồng.

Anh Hồ Văn Chấu, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hồng Bắc cho hay, hiện người dân chủ yếu trồng hồng phù du, hồng trứng, hồng cam. Riêng một cây hồng cam có thể mang lại nguồn thu 1-2 triệu đồng từ bán quả. Thực hiện chủ trương của huyện, xã đăng ký ghép 500 gốc hồng, hiện đã ghép được hơn 300 cây. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục vận động bà con hoàn tất chuyển đổi các cây hồng kém giá trị sang hồng phù du và hồng cam”, anh Chấu thông tin.

Bình quân mỗi ha hồng cho 260-300 tạ quả. Năm nay, giá hồng dao động từ 10.000-30.000 đồng/kg tùy loại. Diện tích trồng hồng tập trung ở các xã Hồng Bắc, Hồng Kim, thị trấn, A Ngo… Các giống hồng được trồng chủ yếu là hồng cam, hồng nhọn, hồng vuông, hồng phù du… trong đó, hồng chén có giá trị cao nhất.

Theo chị Hồ Thị Hải Đăng, chuyên viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (TTDVNN) A Lưới, trung tâm tổ chức ghép cải tạo các cây hồng chát sang các loại hồng được ưa chuộng khoảng 200 gốc và đang tiếp tục triển khai ở nhiều địa bàn. Thời gian gần đây, cây hồng sai trái song một số nơi quả bị rụng do bị ong, ruồi chích. TTDVNN cử cán bộ hướng dẫn người dân đặt bẫy sinh học để thu hút, xử lý sinh vật gây hại nhằm đảm bảo năng suất cho cây hồng.

Bài, ảnh: LINH TUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia

A Lưới tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ xóa nhà tạm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 12,01%.

Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
Hái lộc rừng

Sau tết Nguyên đán, mọi người trở lại với nhịp sống ngày thường. Tiết xuân chan hòa mọi nơi khiến nhiều người như vẫn còn lưu luyến những ngày vui.

Hái lộc rừng
A Lưới
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Sáng 28/2, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với UBND huyện A Lưới về kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia

TIN MỚI

Return to top