ClockThứ Ba, 27/10/2015 14:34

Phục vụ như ngân hàng...

TTH - Trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt, để duy trì tăng trưởng, các ngân hàng phải thay đổi nhiều phương thức hoạt động. Chiến lược phục vụ “tận răng” được nhiều ngân hàng áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả.

DongA Bank triển khai khá nhiều dịch vụ mới

Mọi lúc, mọi nơi

Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) trên địa bàn hiện nay đều tập trung mảng bán lẻ và chủ yếu vẫn là hai nhóm đối tượng chính: khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

Trong khi lĩnh vực khách hàng doanh nghiệp gần như ít có biến động lớn và còn có chiều hướng giảm dần, do số lượng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản ngày càng tăng, số dự án mới ít phát sinh thì lĩnh vực khách hàng cá nhân là thị phần khá tiềm năng mà nhiều ngân hàng hướng tới.

Ngoài mở rộng địa bàn về các vùng huyện, thị xã để thu hút khách hàng cá nhân, nhiều khách hàng còn thay đổi cung cách phục vụ bằng việc cung cấp các dịch vụ tại nhà, nơi làm việc, kể cả ngoài giờ.

Các phương thức huy động, cho vay cũng được linh động triển khai theo cách hướng tới việc phục vụ khách hàng theo cách tốt nhất. Ngoài các chương trình khuyến mại, nhiều ngân hàng như Sacombank, VP Bank, Lienviet Bank... đều triển khai các gói huy động tiết kiệm hàng tháng, quý... VP Bank còn mở sổ tiết kiệm cho khách hàng theo hình thức tích góp, với số dư ban đầu chỉ 100 ngàn đồng. Bất kỳ lúc nào khách hàng cũng có thể tăng số dư và lãi suất được tính hơn 6%/năm, bằng những khoản gửi kỳ hạn dài.

Nhân viên của VP Bank ngoài đến tận nơi làm việc, nhà riêng... tiếp cận khách hàng mời mở sổ tiết kiệm, hàng tháng hoặc bất cứ lúc nào khách hàng có yêu cầu, nhân viên đến nơi nhận tiền, sau đó hoàn tất thủ tục nộp tiền vào tài khoản và trả sổ tiết kiệm cho khách hàng. Với dịch vụ này, khách hàng chỉ cần ngồi ở nhà, cơ quan gọi điện thoại là có nhân viên đến tận nơi để làm thay các thủ tục, khách hàng chỉ cần ký tên mà không cần đến ngân hàng để giao dịch.

Lĩnh vực cho vay cũng cạnh tranh không kém. Khi khách hàng có nhu cầu, nhân viên ngân hàng cũng đến tận nơi làm việc, nhà của khách hàng để tư vấn. Các thủ tục cũng được giải quyết nhanh chóng hơn so với trước. Một số ngân hàng sau khi ký hợp đồng mở tài khoản để chuyển lương với các cơ quan, doanh nghiệp, ngoài thực hiện cho vay tín chấp, còn mở dịch vụ thấu chi, tức khách hàng có thể ứng trước tiền lương. Khoản nợ này sau đó được trừ qua tài khoản khi đơn vị trả lương chuyển lương cho CB-CNV. Đây là dịch vụ được đánh giá cao mà DongA Bank đang triển khai. Với ngân hàng này, hàng ngày tại các máy ATM đặt tại trụ sở chính đều có nhân viên túc trực để hướng dẫn cách sử dụng các dịch vụ từ máy ATM cho khách hàng. DongA Bank cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công dịch vụ nộp tiền tại máy ATM, đem lại sự tiện ích cho khách hàng khi cần giao dịch trong những ngày nghỉ, lễ.

Tăng chỉ tiêu huy động, cho vay là điều các ngân hàng hướng tới

Trên địa bàn hiện có 24/24 ngân hàng TMCP đã kết nối liên thông thanh toán qua hệ thống máy POS, với 1.290 máy ngoài, 215 máy ATM. Nhờ thế, các dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, điện thoại được thực hiện khá dễ dàng. Các dịch vụ chuyển tiền, thấu chi, cho vay, huy động cũng đạt nhiều kết quả tốt. Đến cuối tháng 6/2015, tổng số vốn huy động ở các ngân hàng đạt trên 26.856 tỷ đồng, tăng 10,4% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay đạt hơn 24.675 tỷ đồng, tăng 3,5% so với 2014. Nợ xấu có chiều hướng giảm dần, hiện chỉ chiếm 1,17%/tổng dư nợ, giảm 20,8% so với đầu năm.

Bổ sung nhiều dịch v

Một dịch vụ dù không phải mới nhưng được hầu hết các ngân hàng TMCP triển khai đó là thu hộ tiền điện, nước, cước phí viễn thông..., khi các đơn vị này thực hiện chủ trương nộp tiền tại quầy, ngân hàng, không thu tại nhà như trước...

Dù nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phương thức hoạt động, tung nhiều chương trình hấp dẫn để thu hút khách hàng, thế nhưng, trong hệ thống 24 ngân hàng TMCP trên địa bàn, không phải ngân hàng nào cũng làm ăn hiệu quả. Có nhiều ngân hàng được đánh giá là tiềm năng, thậm chí ở top đầu như Vietinbank Chi nhánh tỉnh, Vietinbank Chi nhánh Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, BIDV Chi nhánh tỉnh, ACB... cũng không thể tránh khỏi tình trạng tăng trưởng âm. Tuy điều đó chỉ diễn ra tạm thời một vài tháng và sau đó đã được khôi phục trở lại, nhưng nó cho thấy tình hình hoạt động của một loạt các ngân hàng tiếng tăm không phải lúc nào cũng ổn.

Vì thế, đổi mới phương thức tiếp cận khách hàng, nâng cao chất lượng các dịch vụ, cung cách phục vụ khách hàng là điều mà các ngân hàng đã và đang triển khai. Ông Hoàng Văn Khoa, lúc đang còn là Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Chi nhánh tỉnh chia sẻ, ở một vài dự án, khi doanh nghiệp tổ chức chào thầu lãi suất, các ngân hàng phải chạy đua để chào mời. Có dự án, ngân hàng phải chấp nhận ngang bằng, thậm chí lỗ khi thực hiện cho vay nhưng cũng đành chịu để đạt chỉ tiêu, doanh số.

Rõ ràng, khi ngân hàng bung các chương trình tín dụng để cạnh tranh, người hưởng lợi sẽ là khách hàng về cả lãi suất và các khuyến mại đi kèm. Đối với khách hàng gửi tiền, chắc chắn là phải chọn ngân hàng uy tín hoặc từ các mối quan hệ thân quen. Song, với những khách hàng cần vay vốn, khi ký hợp đồng cần nghiên cứu kỹ nội dung, phụ lục, cam kết... để tránh những ràng buộc hoặc phải bồi thường nếu vi phạm hợp đồng.

Vài năm trở lại đây, trên địa bàn TP Huế, số lượng ngân hàng mở mới khá lớn, khoảng gần 20 phòng giao dịch, 22 điểm giao dịch, 7 chi nhánh tổ chức tín dụng... Ở địa bàn các huyện, thị xã, ngày cũng có nhiều ngân hàng mở phòng giao dịch, như Thuận An, Hương Trà, Hương Thủy... Tuy thế, sự thuận lợi của các ngân hàng không còn được như trước nên càng lúc ngân hàng càng phải đổi mới, bổ sung nhiều dịch vụ. Không xa nữa, người dân các vùng huyện cũng được hưởng lợi từ những dịch vụ tiện ích mà các ngân hàng đem lại.

Bài, ảnh: Tâm Huệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm
Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Bằng việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, với cách làm chủ động, sáng tạo, lấy người dân làm chủ thể, thôn Thành Trung (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) đã trở thành thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Quảng Điền.

Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top