Thế giới

Phương pháp “Zero COVID” ở châu Á - Thái Bình Dương có thể khiến khu vực gặp nhiều thử thách

ClockThứ Hai, 26/07/2021 08:48
TTH.VN - Các nền kinh tế triển khai phương pháp tiếp cận “Zero COVID” ở châu Á - Thái Bình Dương có nguy cơ bị bỏ lại phía sau khi thế giới phục hồi sau đại dịch.

Châu Á nỗ lực thúc đẩy tiêm chủngChâu Á: Du lịch hàng không có thể mất 3 năm để phục hồi từ COVID-19Đại dịch ở châu Á đang kéo giảm chi tiêu của người tiêu dùngThủ tướng Anh yêu cầu người dân thận trọng tối đa khi trở lại cuộc sống bình thườngTiêm vaccine đầy đủ, cung cấp khả năng bảo vệ 69% chống lại biến thể Delta

Các nước vẫn đang nỗ lực phòng chống đại dịch theo nhiều cách khác nhau. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Trong đó nhiều năm đóng cửa biên giới để chống dịch được giới chuyên gia nhận định sẽ là phương pháp gây tiềm ẩn đe dọa cho sự thịnh vượng trong tương lai của các nước.

Cụ thể, Hongkong và Singapore đối mặt với thiệt hại vĩnh viễn khi nói về tư cách là các trung tâm kinh doanh quốc tế, trong khi châu Úc và New Zealand có nguy cơ sẽ bỏ lỡ sự hồi sinh trở lại của du lịch và một lượng lớn sinh viên quốc tế, báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU) cho hay.

Các chính sách loại trừ của châu Á - Thái Bình Dương để chống dịch có thể sẽ “cắt giảm hoạt động kinh tế, thay vì hỗ trợ”, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở Bắc Mỹ và châu Âu tăng mạnh, thúc đẩy phục hồi toàn cầu sau đại dịch.

Tuy thừa nhận rằng các chiến lược của “Zero COVID” đã cứu sống rất nhiều người, cũng như mang lại lợi ích kinh tế trong thời gian ngắn hạn, song EIU cũng cho biết rằng nhiều năm đóng cửa biên giới sẽ thúc đẩy các nền kinh tế di chuyển theo hướng tự cung tự cấp và điều này có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ, bao gồm cả nguy cơ gây căng thẳng quan hệ quốc tế.

Chính vì lý do này, chính phủ các nước được khuyến khích nên thuyết phục người dân chấp nhận khả năng có thể sẽ xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 hơn hiện tại, từ đó tiến đến thực hiện các biện pháp sống chung với đại dịch, cùng lúc suy nghĩ về lợi ích của việc mở cửa trở lại nền kinh tế sau thời gian dài cô lập.

EIU chỉ ra rằng, việc nới lỏng kiểm soát biên giới “sẽ thử thách sự kiên quyết” của các nhà chức trách bởi số ca nhiễm mới có khả năng sẽ gia tăng ngay cả sau khi chương trình tiêm chủng hàng loạt được tiến hành.

Trong dòng tin liên quan đến đại dịch, có thể nói các quốc gia trên toàn thế giới vẫn đang vận dụng tối đa mọi chính sách để tăng lượng người được tiêm chủng, cùng lúc thúc đẩy các biện pháp đối phó với đại dịch.

Cụ thể, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm ở Mỹ Anthony Fauci ngày 25/7 cho biết, những người Mỹ bị suy giảm hệ miễn dịch có thể sẽ cần phải tiêm thêm 1 mũi vaccine COVID-19 tăng cường trong bối cảnh nước này đang đối phó với các trường hợp gia tăng gây nên bởi biến thể Delta.

Theo đó, “những bệnh nhân cấy ghép nội tạng, hóa trị ung thư, bệnh tự miễn dịch, bệnh nhân đang điều trị theo phác đồ ức chế miễn dịch sẽ là nhóm nếu triển khai đợt tăng cường mũi tiêm thứ 3 sẽ nằm trong nhóm người dễ bị tổn thương đầu tiên cần phải được hỗ trợ”, ông Anthony Fauci nhận định.

Thêm vào đó, các quan chức y tế cũng đang xem xét liệu có nên sửa đổi hướng dẫn tiếp tục đeo khẩu trang đối với những người Mỹ đã tiêm chủng vaccine COVID-19 hay không.

Trích dẫn các nghiên cứu cho thấy khả năng suy giảm hệ miễn dịch ở những người được tiêm chủng, ông Anthony Fauci cho biết, các quan chức Mỹ đang xem xét dữ liệu để xác định khi nào là thời điểm có thể sẽ cần phải triển khai tiêm mũi thứ 3.

“Đây là một tình huống linh động. Do đó chúng ta phải xem xét dữ liệu”, chuyên gia nhận định.

Về tốc độ tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 25/7 đã báo cáo về sự gia tăng trong liều lượng vaccine được sử dụng trong 24h qua với 778.996 liều đã được sử dụng.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh 4,63 triệu liều đã được tiêm trong ngày 10/4. Dù tăng cường độ tiến hành tiêm chủng, song tốc độ nhìn chung vẫn giảm trong suốt thời kỳ.

Vừa qua, Pfizer và BioNTech cho biết Mỹ đã mua thêm 200 triệu liều vaccine để tiêm chủng cho trẻ em, cũng như triển khai các mũi tiêm nhắc lại có thể sẽ phải cần đến.

Động thái được triển khai trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 gia tăng mạnh nhất ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn. Trong đó các bang Florida, Texas và Missouri chiếm 40% tổng số trường hợp mới trên toàn quốc.

Đan Lê (Lược dịch từ SCMP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
Mỹ ghi nhận mùa đông ấm nhất lịch sử

Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), mùa đông này là mùa đông ấm nhất từng được ghi nhận ở lục địa Mỹ - dấu hiệu mới nhất cho thấy thế giới đang hướng tới một kỷ nguyên chưa từng có do khủng hoảng khí hậu.

Mỹ ghi nhận mùa đông ấm nhất lịch sử
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top