ClockThứ Ba, 19/03/2019 18:12

Phượng rừng giữa phố thị

TTH.VN - Hai tuần trở lại đây, con đường đi dạo trên đồi Vọng Cảnh đón du khách “check in” rộn ràng. Nhiều bạn trẻ còn lưu lại những khoảnh khắc cùng bạn bè, gia đình với khuôn hình đẹp như trong xứ sở thần tiên.

Độ này, phượng rừng (còn gọi là lâm phượng vỹ) đang khoe sắc đỏ trong nắng. Không chỉ ở các công viên hai bên bờ sông Hương, một số nhà dân cũng đã mang giống cây này về trồng, tô điểm thêm cho không gian sống.

Hai tuần trở lại đây, con đường đi dạo trên đồi Vọng Cảnh đón du khách “check in” rộn ràng. Không chỉ ngắm cảnh, nhiều bạn trẻ còn lưu lại những khoảnh khắc cùng bạn bè gia đình với khuôn hình đẹp như trong xứ sở thần tiên. Các nhiếp ảnh gia cũng tranh thủ săn những tác phẩm đẹp về loại hoa này khi chúng hòa nhập với phố thị.

Mời bạn đọc cùng Thừa Thiên Huế Online ngắm những khoảnh khắc của lâm phượng vỹ qua chùm ảnh của hai tay máy: Thanh Toàn – Nguyễn Trực.

Khung cảnh nhuốm màu "hoa học trò" như trong tác phẩm của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Con đường thơ mộng với hàng thông được tô điểm thêm màu đỏ phượng rừng

Nhóm bạn trẻ đến từ Đà Nẵng đã lặn lội đến Vọng Cảnh "check in"

Đôi uyên ương ghi lại khoảnh khắc kỷ niệm cùng lâm phượng vỹ

Tựa như cổ tích

Sắc đỏ nổi bật giữa phố 

Góp phần tạo nên một nét thơ 

Du ca trong nắng hạ

Phượng rừng vừa cho hoa vừa cho bóng mát, tạo nên cảnh quan thơ mộng cho công viên bên sông Hương

Thanh Toàn - Nguyễn Trực (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Sân khấu nổi trước công viên Trịnh Công Sơn

Thế là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thỏa nỗi ước mong trở về với Huế quê hương, khởi đầu là bức tượng được dựng trong công viên ở ngã ba sông Hương và sông hộ thành Đông Ba...

Sân khấu nổi trước công viên Trịnh Công Sơn
Return to top