ClockThứ Hai, 29/02/2016 14:39

Potsdam: Nước biển dâng làm tăng nhanh thiệt hại về kinh tế

TTH.VN - Khi mực nước biển dâng cao, thiệt hại kinh tế cũng như nhiều mối đe dọa đối với các thành phố từ New York đến Thượng Hải sẽ tăng nhanh hơn, các nhà khoa học cho biết hôm 29/2.

Tòa nhà bị hư hỏng do sóng lớn tại Coyuca de Benítez, trên bờ biển của bang Guerrero, Mexico. Ảnh: Reuters 

Trong những thập kỷ tới, lũ lụt cực đoan mạnh lên từ những cơn bão sẽ khiến nhiều thành phố tốn kém hơn bởi mực nước biển sẽ tiếp tục dâng xung quanh các bờ biển trên khắp thế giới, đồng tác giả Juergen Kropp, thành viên nhóm nghiên cứu về biến đổi khí hậu của Viện Nghiên cứu Ảnh hưởng Khí hậu Potsdam (Đức) nói với Reuters.

Đối với thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, chẳng hạn như mực nước biển dâng trung bình 11 cm vào năm 2050 từ mức dâng của năm 2010 sẽ làm thiệt hại thêm khoảng 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD)/năm nếu chính phủ không thực hiện hành động bảo vệ, nghiên cứu ước tính.

Đáng chú ý, thiệt hại này sẽ tăng gấp 4 lần lên đến 4 tỷ euro nếu tốc độ dâng của nước biển tăng gấp đôi đến 25 cm vào năm 2050. Điều này phù hợp với kịch bản tồi tệ nhất theo ước tính từ Ủy ban khoa học của Liên Hợp Quốc.

Mực nước biển trên thế giới đang dâng cao hơn, Ủy ban khoa học của Liên Hợp Quốc cho hay, một phần do sự nóng lên toàn cầu khiến nước của các con sông băng từ dãy núi Andes đến dãy núi Alps, cũng như các tảng băng lớn ở Greenland, Nam Cực tan chảy và tràn vào đại dương.

Các nhà khoa học tại Potsdam nhấn mạnh rằng, mô hình toán học mà họ phát triển để ước tính chi phí gia tăng sẽ được áp dụng trên toàn thế giới. "Bạn có thể áp dụng nó ở Tokyo, New York hay Mumbai", ông Juergen Kropp nói.

Cũng theo ông Juergen Kropp, chi phí chính xác của mực nước biển dâng cao, mà có thể trong trường hợp xấu nhất đạt khoảng 1m vào năm 2100 là cực kỳ chắc chắn.

Trước đó, trong một nghiên cứu hồi năm 2014, các nhà khoa học ước tính thiệt hại nói trên chiếm từ 0,3% đến 9% tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia trên thế giới mỗi năm vào năm 2100.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Briefreport)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
WMO: Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinh

Một báo cáo chuyên sâu vừa được công bố ngày 19/6 cho biết châu Âu nên chuẩn bị tinh thần để đối phó với thêm nhiều đợt nắng nóng chết người do biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh rằng đây là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới, với nhiệt độ năm ngoái đã tăng cao hơn khoảng 2,3 độ C với thời kỳ tiền công nghiệp.

WMO Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinh
Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu

Theo một báo cáo toàn cầu mới được công bố hôm qua (18/5), ô nhiễm là nguyên nhân dẫn tới khoảng 9 triệu ca tử vong sớm trong năm 2019, tương đương khoảng 1/6 tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, khiến các chuyên gia phải lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng số ca tử vong do hít thở không khí ô nhiễm ngoài trời và những con số “kinh hoàng” về nhiễm độc chì.

Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1 6 số ca tử vong trên toàn cầu
Return to top