ClockThứ Năm, 17/09/2015 17:42

Quá cũ

TTH - Nói về sân chơi âm nhạc cho giới trẻ, ở Huế có một cuộc thi thâm niên nhất là giải Đơn ca hè thành phố Huế, hình thành từ những năm 80 và vẫn giữ được lửa cho đến nay. Có năm, cuộc thi thu hút đến gần 300 thí sinh ở vòng loại. Năm nay, cuộc thi kéo dài trong 2 tháng hè, với 150 thí sinh tham gia, từ khu vực thành phố cho đến vùng xa như Nam Đông, A Lưới…

Có tên tuổi, có sức sống và lan tỏa sâu rộng nhưng một điều khá tiếc là sau hàng chục năm tồn tại, cuộc thi vẫn quá lặng lẽ. Ngoại trừ đêm chung kết vừa kết thúc vào cuối tháng tám, được truyền hình trực tiếp là khá xôm tụ khán giả, các cuộc thi vòng loại và bán kết đều khiêm nhường trên một sân khấu đơn sơ đặt tại Nhà văn hóa TP Huế theo kiểu cây nhà lá vườn. Khán giả rất thưa, chủ yếu là người qua đường tiện chân dừng lại.

Hỏi về sức hút của Đơn ca hè T.P Huế, ông Hồ Văn Thiện, Phó Giám đốc Nhà văn hóa Huế cho rằng, cái chính không phải là tiền thưởng bởi giá trị hiện kim của giải rất khiêm tốn, đôi khi không đủ để thí sinh đầu tư cho phục trang nếu đi được đến cuối giải. Tuy nhiên, với cách làm nghiêm túc, công tâm, không ít người trẻ yêu ca hát nhìn thấy ở đây cơ hội để thể hiện, để trưởng thành hơn, để có bước đi đầu tiên nếu muốn theo con đường ca hát chuyên nghiệp. Và một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn cho cuộc thi chính là từ sân khấu này, không ít danh ca sau này của Huế như Quang Linh, Mỹ Lệ, Long Nhật, Nhã Uyên… đã được phát hiện.

Có thương hiệu, có sức lan tỏa nhưng tại sao cuộc thi không thể mới hơn, hiện đại hơn, hấp dẫn hơn như kiểu một Việt Nam Idol hay Sao Mai quy mô nhỏ? Ông Lê Duy Nhân, cán bộ nghiệp vụ Nhà văn hóa Huế, một trong những người bám giải từ ngày ra đời trăn trở: Cái khó vẫn là kinh phí. Những người tổ chức từng cắp cặp gõ cửa nhiều nơi xin tài trợ nhưng không được. “Giá như có vài trăm triệu đồng thì đã khác. Truyền thông tốt hơn, giải thưởng lớn hơn, giám khảo tên tuổi hơn, giao lưu với ca sĩ tên tuổi hơn và lên sóng trực tiếp các vòng thi…”, ông Nhân ao ước.

Tuy nhiên, với kinh phí vài chục triệu đồng cho cuộc thi theo phân bổ từ nguồn vốn hoạt động sự nghiệp, không còn cách nào khác, cuộc thi đành phải tiếp diễn theo lối cũ, lối bao cấp. Chưa kể, bên cạnh vấn đề kinh phí, vẫn còn một rào cản khác gây e ngại như kỹ năng ứng biến của người dẫn chương trình, sự rụt rè của thí sinh…khi đổi mới hình thức tiếp cận cuộc thi cho công chúng theo hướng một sân chơi ca nhạc hiện đại theo hướng trực tuyến.

Dông dài về một cuộc thi hát có thâm niên để thấy, Huế đang thực sự tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ giải trí.

Nhật Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top