ClockThứ Hai, 28/11/2016 13:50

Quá khó đăng bài trên báo quốc tế, vì sao?

Những đòi hỏi của xã hội về chất lượng đào tạo nghiên cứu sinh khiến nhiều cơ sở đào tạo phải đưa tiêu chuẩn có bài đăng báo quốc tế vào tiêu chuẩn đầu ra của nghiên cứu sinh.

Lễ nhận bằng tiến sĩ - Ảnh minh họa: 

Điều này hoàn toàn hợp lí nếu xét trên phương diện hội nhập quốc tế đòi hỏi cao về chất lượng của 1 tiến sĩ. Tuy nhiên xét trên góc độ thực tế, rất khó để một nghiên cứu sinh đăng bài quốc tế nếu không có mối liên hệ với các nghiên cứu của nước ngoài. Tại sao vậy? Chúng ta hãy thử xem xét một vài yếu tố sau.

Thứ nhất là chất lượng nghiên cứu 

Luận án tiến sĩ là phải có tính sáng tạo và mới, có đóng góp cho tri thức của thế giới. Để có 1 luận án như vậy người ta cần phải có những đề tài mới hoặc làm mới lại một vấn đề đã cũ. Cái này có thể không khó, nhưng vấn đề khó là để thực hiện được một đề tài như vậy nghiên cứu sinh cần đến nhân lực và vật lực.

Không ai có thể tự 1 mình làm nghiên cứu khoa học mà phải có 1 đội ngũ, chưa kể các tài liệu sách báo, trang thiết bị có liên quan đến đề tài. Tất cả những điều trên đều đòi hỏi phải có tiền. Các đề tài nghiên cứu khi làm ở nước ngoài đều phải viết đơn xin tài trợ nghiên cứu hoặc từ nguồn nhà nước hoặc từ nguồn tư nhân. Tiền lương của người nghiên cứu và thuê người tham gia nghiên cứu cũng tính trong chi phí này.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu sinh đa số tự bỏ tiền ra làm nên các đề tài đa số là tổng kết những cái đã có vì đây là loại nghiên cứu có giá rẻ nhất. Bản thân người học nghiên cứu sinh cũng phải sống nên họ vẫn phải làm việc để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống và cho chi phí nghiên cứu. Điều này làm nghiên cứu sinh không có nhiều thời gian và toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu. Các tiến sĩ đi học ở nước ngoài họ đều có lương hay học bổng đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày do đó họ chỉ tập trung vào vấn đề nghiên cứu.

Trang thiết bị vật chất và đội ngũ hỗ trợ nghiên cứu là của thầy do vậy các nghiên cứu sinh học ở nước ngoài dễ dàng kết thúc nghiên cứu đúng hạn. Không phải cứ có tiền là có nghiên cứu tốt, nhưng nếu không có tiền thì khó mà có thể tiến hành một nghiên cứu tốt. Những nghiên cứu trên con người lại càng tốn tiền nhiều hơn nữa.

Rào cản thủ tục khiến cho nhiều nghiên cứu sinh khó xin được tài trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước. Các thủ tục hành chính rườm rà và vô lí khiến cho nhiều người hoàn thành nghiên cứu xong không thể hoàn tất thủ tục nghiệm thu. Hai điều này đẩy các nghiên cứu sinh xa dần nguồn tài trợ của nhà nước vốn dĩ đã eo hẹp lại còn khó khăn để tiếp cận.

Thứ hai là điều kiện để đăng báo nước ngoài

Đây là rào cản rất lớn với các nghiên cứu sinh trong nước. Các báo nước ngoài có chỉ số trích dẫn cao thường là xuất phát từ các nước Mỹ hoặc khu vực Âu Châu. Ngoại ngữ là rào cản đầu tiên nhưng không phải là không thể hay quá khó để vượt qua. Điều chính yếu là nơi xuất phát của bài báo khiến cho bài báo dễ bị từ chối đăng.

Tỷ lệ bài báo bị từ chối cao ở những nước đang phát triển. Tên tuổi của giáo sư đứng sau nghiên cứu cũng góp phần làm bài báo dễ được chấp nhận hơn so với nhóm nghiên cứu chưa có tên tuổi trong giới. Đa số các nghiên cứu sinh trong nước có bài đăng báo nước ngoài chủ yếu là làm nghiên cứu với các giáo sư nước ngoài hoặc liên kết nghiên cứu với nước ngoài.

Bản thân các thầy hướng dẫn cho nghiên cứu sinh ở Việt Nam được xem là có tên tuổi trong giới khoa học cực ít. Ngay tại các diễn đàn khoa học trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á đã hiếm hoi các bài báo cáo của Việt Nam thì các diễn đàn thế giới còn ít hơn nữa.

Để tham gia diễn đàn ngoài việc có bài báo cáo hay còn phải có kinh phí để tham dự. Đa số các báo cáo viên đều phải tự túc kinh phí vì cơ sở làm việc của họ không có kinh phí để tài trợ cho chuyến đi báo cáo. Không tham gia với người ta thì dĩ nhiên người ta sẽ chẳng biết về mình. Và cứ như vậy các nhà khoa học Việt Nam bị cô lập trong một thế giới phẳng.

Làm gì để cải thiện chất lượng nghiên cứu sinh?

Nhà nước phải coi nghiên cứu như là một nghề nghiệp. Các giáo sư đầu ngành cần phải có đội ngũ hỗ trợ nghiên cứu bao gồm các phòng thí nghiệm, thư kí. Người nghiên cứu phải được trả lương đủ sống để họ tập trung thực hiện nghiên cứu.

Cải cách thủ tục hành chính để các nghiên cứu sinh hay các thầy hướng dẫn có thể tiếp cận nguồn vốn kinh phí tài trợ nghiên cứu. Các cơ sở đào tạo cần được trích 1 phần thu nhập để tạo quỹ nghiên cứu hỗ trợ các giáo sư hướng dẫn và nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu.

Các nghiên cứu của nghiên cứu sinh hoặc phải được đăng trên tạp chí quốc tế hoặc phải được báo cáo bằng miệng (oral presentation) tại các diễn đàn của chuyên ngành đó trong khu vực Đông Nam Á hoặc Châu Á hoặc lớn hơn là ở khu vực Bắc Mỹ hoặc Châu Âu.

Các thầy hướng dẫn cần phải có các đề tài đăng báo hoặc báo cáo thường xuyên tại các diễn đàn chuyên ngành trong khuc vực Đông Nam Á, Châu Á hoặc thế giới.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh
Return to top