Thế giới

Quá trình kiểm phiếu cuộc bầu cử Myanmar rất minh bạch

ClockThứ Ba, 10/11/2015 14:50
TTH.VN - Một nhóm các quan chức thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang ở Myanmar để quan sát quá trình bầu cử và ca ngợi cuộc bỏ phiếu hôm 8/11 vừa qua tốt hơn so với nhiều dự đoán, mặc dù vẫn còn một số khía cạnh có thể cần cải thiện cho các cuộc bầu cử trong tương lai, kênh CNA đưa tin sáng nay.


Đại diện các quan sát viên EU trong buổi họp báo ở Yangon sáng nay (10/11/2015). Ảnh: CNA

Quá trình kiểm phiếu đang diễn ra và có thể phải mất vài tuần để hoàn tất là "rất minh bạch”, trưởng đoàn quan sát viên EU Alexander Graf Lambsdorff tuyên bố với giới truyền thông quốc tế tại một cuộc họp báo ở Yangon hôm nay (10/11). Nhóm quan sát cho biết, họ sẽ ở lại cho đến ngày 2/12 để giám sát việc kiểm đếm, giải quyết tranh chấp và các cơ chế khiếu nại.

"Cuộc tổng tuyển cử 2015 là một dấu mốc lịch sử trong quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar. Cuộc bầu cử được tổ chức tốt, và các cử tri có được sự lựa chọn thực sự giữa các ứng cử viên khác nhau. Trong tương lai, một số cải tiến về hiến pháp, quy phạm pháp luật và thủ tục sẽ là điều cần thiết cho các cuộc bầu cử chân chính thực sự", ông Lambsdorff cho biết.

Theo nhận định của ông, Ủy ban bầu cử Myanmar đã làm tốt toàn bộ các công việc cần thiết. Phần lớn (chiếm đến 95%) trong số hơn 500 trạm quan sát được đánh giá tốt hoặc rất tốt. EU đã gửi 150 quan sát viên từ tất cả 28 thành viên đại diện cho liên minh này đến làm việc trong cuộc bầu cử lần này của Myanmar.

"Chúng tôi rất ấn tượng bởi sự yên bình của quá trình này. Đây quả thật là một sự kiện đáng chú ý và tốt hơn so với nhiều dự đoán trước đó ".

Các quan chức bầu cử - những thành viên góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch trên toàn quốc - chính là những người cần được khen ngợi, nhóm quan sát của EU cho biết. Vai trò các nữ nhân viên trong các điểm bỏ phiếu cũng rất đáng được hoan nghênh.

Những khía cạnh cần cải thiện

Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực mà quốc gia này có thể cải thiện cho các cuộc bầu cử trong tương lai, ví như vấn đề về số lượng ít ỏi các ứng cử viên nữ và các ứng cử viên Hồi giáo, nhóm quan sát cho biết, và kêu gọi thêm nhiều phụ nữ tham gia vào chính trị. Các quan sát viên cũng lưu ý về sự cần thiết phải bao gồm các thành viên của nhóm dân tộc thiểu số Rohingya trong quá trình bỏ phiếu.

"Chúng tôi kỳ vọng đất nước này sẽ tìm cách cho phép họ có quyền bỏ phiếu. Đó sẽ là một vấn đề xã hội lớn hơn, được phản ánh trong một quá trình bầu cử", nhóm quan sát nhận định.

Ngoài ra, các nhà quan sát cũng cho rằng, việc khiếu nại bầu cử phải được xử lý bởi một cơ quan độc lập, không phải do Ủy ban Bầu cử Liên minh tự xử lý - một quá trình không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Nhóm này cũng lưu ý khi ở một vài điểm bỏ phiếu (khoảng 7% các điểm quan sát được) đã xảy ra một số vấn đề, chủ yếu là vấn đề tên của những ứng cử viên biến mất trong danh sách bầu cử.

Tuy nhiên, gạt sang một bên mọi vấn đề, ông Lambsdorff cho rằng, "đến cuối cùng thì điều thực sự quan trọng là liệu kết quả có được tất cả mọi người chấp nhận không".

"Các báo cáo công khai đầu tiên từ các ứng cử viên khá nổi bật - những người bị mất ghế trong cuộc đua của quốc hội, là rất đáng khích lệ, khi họ nói rằng họ chấp nhận kết quả. Việc những người thua cuộc chấp nhận kết quả làm cho các cuộc bầu cử trở nên đáng tin cậy và kết quả đạt được cũng bền vững hơn".

Hơn 30 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu hôm 8/11 trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Myanmar kể từ năm 2010. Nhiều dấu hiệu cho thấy, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi hiện đang dẫn đầu trong quá trình kiểm đếm sơ bộ.

 

Tố Quyên (lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top