Thế giới Thế giới
Quan hệ Nga - Mỹ còn lắm chông gai
Mối quan hệ Nga - Mỹ trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đặc biệt là khi lãnh đạo hai nước đã tỏ ý mong muốn xây dựng quan hệ gần gũi.
- » Quan chức Nga: Mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ sớm được cải thiện
- » Tổng thống Nga-Mỹ khẳng định mong muốn bình thường hóa quan hệ
- » Bộ Ngoại giao Nga lên kế hoạch cho cuộc họp của Ngoại trưởng Nga-Mỹ
- » Ngoại trưởng Nga-Mỹ gặp nhau: Khởi đầu cho thiện chí hợp tác?
- » Hợp tác quân sự Nga-Mỹ là cách duy nhất để đánh bại khủng bố
Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau lễ nhậm chức của ông Trump, quan hệ song phương không cải thiện như kỳ vọng. Với góc nhìn từ những xung đột sâu sắc và cạnh tranh lợi ích, căng thẳng giữa hai nước dường như vẫn khó có thể hóa giải trong một sớm một chiều.

Việc ông Trump tỏ ra thân thiện với Nga và Tổng thống Vladimir Putin có thể mang lại triển vọng hợp tác trong quan hệ Nga - Mỹ. Dù vậy, với làn sóng bài Nga đang bao phủ Washington, ông Trump và các trợ lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc định hình chính sách đối ngoại của Washington đối với Moscow và phá vỡ bế tắc trong quan hệ song phương.
Quan hệ Nga - Mỹ đã xấu đi trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine, với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga. Những bê bối của các quan chức cấp cao Mỹ có liên quan tới Nga cũng làm cho trào lưu bài Nga tại Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn.
Ví dụ tiêu biểu có thể kể tới việc Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn và Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions bị cáo buộc có những cuộc họp bí mật với phía Nga. Các vụ việc này đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền của Tổng thống Trump.
Đối mặt với sự phản đối và chỉ trích nghiêm trọng trong nước, đội ngũ của Tổng thống Trump đang cân nhắc việc thay đổi giọng điệu. Ông Trump thậm chí có lúc còn kêu gọi Moscow trả lại Crimea cho Ukraine.
Trong khi đó, phong trào bài Mỹ ở Nga cũng dâng cao. Một báo cáo của Trung tâm Khảo sát Levada cho thấy khoảng 71% người dân Nga được hỏi có thái độ tiêu cực đối với Mỹ, đánh dấu mức cao kỷ lục trong 8 năm.
Ngoài vấn đề Ukraine, Nga và Mỹ đã và đang cạnh tranh với nhau trong nhiều lĩnh vực bao gồm quân sự, kinh tế, đối ngoại và các khu vực chiến lược. Đặc biệt, xung đột giữa hai bên đã leo thang đối với nhiều vấn đề như tấn công mạng, cuộc khủng hoảng Syria…
Một số nhà quan sát bi quan cho rằng, căng thẳng giữa Moscow và Washington sẽ không giảm trong tương lai gần và tiếp tục là yếu tố cản trở việc bình thường hóa quan hệ hai nước.
Điểm sáng duy nhất trong quan hệ Nga - Mỹ hiện nay có lẽ là việc hợp tác chống khủng bố, khi cả Washington và Moscow đều coi việc tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Nga Putin đều nhấn mạnh rằng hợp tác Nga - Mỹ là cần thiết để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố và giải quyết khủng hoảng Syria.
Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể về chính sách của ông Trump đối với khủng bố, Syria và Trung Đông vẫn chưa tiết lộ. Ngay cả khi chính quyền của ông vượt qua những trở ngại chính trị, những đề xuất chính sách của ông vẫn phải tập trung vào lợi ích quốc gia.
Hai nước có những mục tiêu khác nhau về Syria, do đó cả Nga và Mỹ cần có thời gian để cân bằng lợi ích chiến lược nhằm đạt được đồng thuận.
Theo Dantri
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn