ClockThứ Sáu, 07/06/2019 05:45

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở cơ sở: Khó khăn & bất cập

TTH - Theo quy định, trách nhiệm quản lý lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được thực hiện phân cấp theo thẩm quyền. Tuy nhiên, việc quản lý này đối với cấp huyện, xã (gọi tắt là cơ sở) hiện nay còn nhiều khó khăn, bất cập.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên“Nói không” với thực phẩm giả, kém chất lượngPhát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019

Kiểm tra bếp ăn tập thể tại TP. Huế

Tăng cường kiểm tra

Phú Vang là một trong những địa phương thường xuyên chú trọng hoạt động thanh, kiểm tra ATVSTP. Hưởng ứng Tháng hành động ATVSTP năm 2019, từ ngày 15/4 đến 15/5, Phú Vang thành lập đoàn liên ngành trực tiếp kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn. Trong đó, tuyến huyện kiểm tra 32 cơ sở (gồm 13 cơ sở dịch vụ ăn uống, 19 cơ sở chế biến nem chả...). Qua kiểm tra, đa số các cơ sở đều chấp hành quy định an toàn thực phẩm. Các mặt hàng kinh doanh thực phẩm nhìn chung rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa được bày bán theo quy định; các cơ sở sản xuất, kinh doanh chả, bún không chứa hàn the, focmon... Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa đảm bảo vệ sinh trong sản xuất, chưa đủ các thủ tục hợp lệ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm; trong đó, một số hàng quán, dịch vụ ăn uống các bãi biển ở xã Vinh Thanh, Phú Thuận, thị trấn Thuận An chưa xuất trình giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP...

Bác sĩ Lại Vinh, Trưởng phòng Y tế; Trưởng Đoàn thanh kiểm tra liên ngành huyện Phú Vang cho biết, xét về mặt pháp lý, những cơ sở này đã vi phạm, buộc xử phạt hành chính, tuy nhiên do các đơn vị này đang nằm ở khu vực biển bị xâm thực, sạt lở chờ chính quyền sở tại quy hoạch cấp địa điểm mới nên đoàn nhắc nhở, đề xuất sớm đăng ký giấy phép...

Đến nay, huyện Nam Đông có 437 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Xác định ATVSTP là vấn đề quan trọng trong đời sống người dân, Nam Đông chủ động xây dựng kế hoạch, kiện toàn ban chỉ đạo ATVSTP tăng cường kiểm tra, kiểm soát không mang tính "đến hẹn lại lên". Ngoài ra, hàng năm từ huyện đến xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền quy định của Nhà nước đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng; tổ chức các buổi tập huấn, hội thi liên quan đến chính sách, pháp luật ATVSTP.

Bác sĩ Đặng Anh Tố, Trưởng phòng Y tế, Phó BCĐ ATVSTP Nam Đông thông tin, trong Tháng hành động ATVS TP 2019, Nam Đổng tổ chức hội nghị, phát động, ra quân kiểm tra, giám sát 30 cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống... mà trọng điểm ở khu vực thị trấn Khe Tre và xã Hương Giang nhưng chỉ có 1 cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, số còn lại đều đạt chuẩn.

Đoàn liên ngành huyện Nam Đông tư vấn cho các chủ kinh doanh chế biến thực phẩm ở thị trấn Khe Tre về an toàn vệ sinh thực phẩm

Thiếu kinh phí, cán bộ chuyên trách

Bên cạnh những kết quả tích cực, việc quản lý ATVSTP hiện ở cơ sở còn lỏng lẻo. Nguyên nhân là do các thành viên BCĐ ATVSTP ở cấp này đều kiêm nhiệm. Cán bộ chuyên trách không được đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ yếu thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn. Kinh phí dành cho hoạt động này hạn hẹp, không được trang bị các thiết bị kiểm tra ATVSTP.  Nhiều lãnh đạo xã, phường chia sẻ khi ra quân, đoàn kiểm tra chủ yếu kiểm tra hộ kinh doanh có đảm bảo yêu cầu về thủ tục hành chính, còn thực phẩm có bảo đảm ATVSTP hay không thì các đoàn kiểm tra chưa thể kết luận vì việc kiểm tra chủ yếu bằng cảm quan.

Bác sĩ Lại Vinh nêu thực tế, để quản lý ATVSTP trên địa bàn huyện, xã không dễ. Chưa nói đến nhân lực mỏng, kinh phí bố trí quá thấp... mà khó khăn là một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính ATVSTP phức tạp, mức xử phạt còn nhẹ, quá trình xử lý chủ yếu nhắc nhở, chưa mang tính răn đe, nhất là đối với cơ sở nhỏ lẻ.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm không trừ ai trong cộng đồng. Muốn đảm bảo ATVSTP phải bắt đầu từ cơ sở. Một giải pháp căn cơ phải nghĩ đến là các thành viên quản lý ATVSTP cấp cơ sở. Họ cần được quan tâm đào tạo về nghiệp vụ, trang cấp trang thiết bị; đồng thời hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách nhằm khuyến khích, động viên để họ quản lý ATVSTP tốt hơn...

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 646/QĐ-UBND, ngày 16/3/2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực ATVSTP và dinh dưỡng thuộc quyền giải quyết cấp huyện. Theo đó, cấp huyện, thị xã không đủ thẩm quyền cấp hoặc đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/ 12/2014 của Bộ Y tế. Điều này dẫn đến bất cập, chồng chéo trong quản lý ATVSTP  của cấp huyện khi tư vấn, hướng dẫn và mất nhiều thời gian cho các cơ sở, đơn vị trên địa bàn xin cấp, hoặc đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP.

Bài, ảnh: Minh Trường

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi

Đi Đà Nẵng nên mua đặc sản gì làm quà? Đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng không thể bỏ lỡ? Đây là những từ khóa mà du khách cực kỳ quan tâm khi có dịp du lịch đến phố biển. Nhắc đến đặc sản ngon, nổi tiếng Đà thành, sẽ là một sự thiếu sót nếu bỏ qua món chả bò Đà Nẵng. Với uy tín đến từ thương hiệu và chất lượng sản phẩm, chả bò Đà thành sẽ khiến du khách trầm trồ khi có dịp thưởng thức.​

Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi

TIN MỚI

Return to top