ClockThứ Ba, 29/10/2019 13:30
NẠO VÉT HỒ TÍCH NƯỚC SẢN XUẤT TẠI PHONG SƠN:

Quản lý khoáng sản tận thu còn bất cập

TTH - Việc triển khai nạo vét hồ đập Trại và hồ Sen (Phong Sơn, Phong Điền) chậm, vào mùa mưa chưa hiệu quả, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp. Công tác quản lý khoáng sản tận thu tại khu vực này của chủ đầu tư cũng có nhiều bất cập.

Nạo vét hơn 58.000m3 bùn đất luồng hàng hải Thuận AnĐề xuất phương án tận thu vật liệu nạo vét

Một hố khá sâu, diện tích khoảng 400m2 nghi có đất sét đã được đào tại hồ đập Trại

Ảnh hưởng sản xuất của người dân

Để tăng dung tích trữ nước, UBND tỉnh có quyết định giao UBND xã Phong Sơn làm chủ đầu tư nạo vét, tận thu đất san lấp hai hồ đập Trại và hồ Sen trên địa bàn xã để phục vụ tưới tiêu. Công tác thi công nạo vét các hồ được hợp đồng với HTX Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Sông Bồ (HTX Sông Bồ) trong thời gian 2 năm.

Sau 2 tháng nạo vét và tận thu đất san lấp, một khối lượng đất trong các lòng hồ đã được vận chuyển đi. Tuy nhiên, theo người dân, việc cải tạo hồ trong thời điểm cuối năm (vào mùa mưa) như hiện nay là không hiệu quả, ảnh hưởng sản xuất vụ mùa của người dân. Nguyên nhân, do địa chất lòng hồ yếu, mọng nước nên không thể đưa phương tiện vào được; nhất là những ngày mưa.

Hai hồ đập Trại và hồ Sen nằm trên địa bàn hai thôn Sơn Quả và Thanh Tân, phục vụ tưới tiêu cho gần 100 ha lúa tại HTX NN Tây Sơn.

“2 tháng nay chúng tôi chỉ làm cầm chừng do lòng hồ còn chưa khô hẳn. Nếu mưa xuống thì không thi công được. Tranh thủ ngày nắng làm được chừng nào hay chừng đó, khối lượng nạo vét còn nhiều nhưng cuối năm nay đã phải tích nước lại cho bà con gieo cấy”, ông Phan Ngọc Tuấn, Giám đốc HTX Sông Bồ thừa nhận.

Ông Trương Ngự, Giám đốc HTX Tây Sơn cho biết, hàng năm, sản xuất nông nghiệp của HTX rất khó khăn do thiếu nước. Nhiều vụ mùa mất trắng. Năm vừa rồi, toàn HTX có 225 ha lúa/vụ, nhưng chỉ gieo sạ được 140 ha do thiếu nước. Hàng năm nguồn nước sản xuất nông nghiệp tại HTX chủ yếu dựa vào hồ đập Trại và hồ Sen. Trong đó có khoảng 50 ha chỉ sản xuất được 1 vụ, khi hồ cạn thì gần như bỏ hoang.

“Mặc dù việc tưới tiêu trong sản xuất là cần kíp nhưng việc nạo vét các hồ lại rơi vào cuối năm, mùa mưa nên nạo vét không hiệu quả. Trong khi ra năm, phải tích nước ở các hồ để phục vụ sản xuất vụ đông xuân. Nguy cơ người dân phải dừng một vụ lúa để chờ công trình nạo vét xong”, ông Ngự lo lắng.

Giám sát tận thu đất

Thời gian gần đây, một số người dân địa phương cho rằng, đơn vị thi công đã khởi công nạo vét lòng hồ đập Trại và hồ Sen 2 tháng nhưng chỉ “chăm chăm” lấy khoáng sản là đất sét đi bán, không chú tâm đến việc nạo vét lòng hồ.

Theo ghi nhận của PV tại khu vực hồ đập Trại (thôn Sơn Quả), ngoài mặt bằng lòng hồ một số nơi đã được san gạt, lấy đất thì tại góc trái của lòng hồ có một hố được đào sâu hơn 2m, diện tích khoảng 400m2, nước ngập sâu, trở thành nơi chăn thả gia súc của người dân.

Theo giấy phép, 2 hồ đập Trại và hồ Sen có tổng diện tích hơn 8,8 ha. Tổng khối lượng đất được phép khai thác, vận chuyển, nạo vét là 42.971m3; trong đó hồ đập Trại 22.144m3 và hồ Sen 20.827m3. Độ sâu nạo vét, khai thác trung bình của 2 hồ là 0,49m, do HTX Sản xuất- Thương mại và Dịch vụ Sông Bồ làm đơn vị thi công trong thời gian 2 năm.

Tại vị trí này, dấu vết lòng hồ mới nạo vét và có nhiều dấu hiệu cho thấy đất sét đã được lấy đi. Trong giấy phép của UBND tỉnh cấp cho UBND xã Phong Sơn được nạo vét các hồ bằng phương pháp lộ thiên, độ sâu cho phép chỉ 0,49m. Như vậy có dấu hiệu đơn vị thi công đã khai thác quá độ sâu cho phép.

Ông Trịnh Xuân Nhân, Quyền Chủ tịch UBND xã Phong Sơn thừa nhận, trong quá trình khai thác tận thu đất san lấp tại khu vực hai lòng hồ nêu trên tại địa phương có phát hiện nghi có khoáng sản ngoài đất san lấp là đất sét. Cuối tháng 9/2019, UBND xã Phong Sơn đã có báo cáo gửi Sở TN&MT, UBND tỉnh yêu cầu sớm kiểm tra, xác định loại khoáng sản để địa phương có cơ sở tiếp tục triển khai nạo vét lòng hồ. Tuy nhiên đến nay xã vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng.

Theo ông Nhân, ngay khi phát hiện khoáng sản mới nghi là đất sét, địa phương đã cho tiến hành lập biên bản hiện trạng đất khai thác ở đó và báo cáo cơ quan chức năng. Ngoài ra, xã cũng tăng cường cán bộ kiểm tra, giám sát việc khai thác tận thu đất san lấp của đơn vị thi công; thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án khai thác, vận chuyển đất làm vật liệu sản lấp đã được cơ quan chức năng phê duyệt; giám sát cung cấp đất san lấp đúng địa điểm mà chính quyền địa phương đã cam kết.

Liên quan đến tiến độ nạo vét, ông Nhân khẳng định đang đôn đốc đơn vị thi công tận dụng trời nắng ráo đẩy nhanh tiến độ. “Vừa qua, UBND xã đã tổ chức cuộc họp với các hộ dân, người dân cũng tự nguyện đồng ý với đề xuất của địa phương nghỉ một vụ lúa hè thu để xả cửa lòng hồ, tập trung nạo vét đạt tiến độ trong mùa nắng. Bởi đây là giải pháp đầu tư lâu dài, sau khi tăng dung tích trữ nước, cùng với việc chủ động hệ thống bơm tiêu sẽ cung cấp đủ nước cho bà con sản xuất lúa 2 vụ”, ông Nhân nói.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã

Ngày 20/3, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ 1/1/2024) và Luật Hợp tác xã (có hiệu lực từ 1/7/2024).

Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã
Kyoto có kế hoạch triển khai dịch vụ xe buýt du lịch để giải quyết tình trạng quá tải

Đối mặt với sức ép từ sự bùng nổ sau đại dịch của ngành du lịch, Cố đô Kyoto của Nhật Bản đang xem xét thành lập xe buýt tốc hành để đưa du khách đến các điểm tham quan nổi tiếng trực tiếp từ ga xe lửa chính, nhằm giảm bớt tình trạng đông đúc trên các xe buýt thành phố và gây căng thẳng cho người dân địa phương.

Kyoto có kế hoạch triển khai dịch vụ xe buýt du lịch để giải quyết tình trạng quá tải
Return to top