ClockThứ Hai, 02/12/2019 09:38

Quản lý rủi ro thiên tai

TTH - Tại Thừa Thiên Huế, một trong những khó khăn trước mắt là tình trạng sạt lở nghiêm trọng đang diễn ra tại nhiều địa bàn, với 11 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển sung yếu, cần nguồn kinh phí dự kiến hàng trăm tỷ đồng (khoảng 350 tỷ đồng) để khắc phục.

Quản lý rủi ro thiên tai: Bài học ứng phó cho thời gian tớiHướng đến mục tiêu giảm nhẹ rủi ro về lũ lụt hiện tại và tương laiQuản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng có lồng ghép giới

“Khu vực miền Trung đang có nhiều lợi thế, địa thế trời cho, nhưng sẽ là tai họa nếu không có quy hoạch hài hoà, đồng bộ giữa phát triển kinh tế, hạ tầng, đô thị với thích ứng thiên tai”. Đó là gợi ý của ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Trưởng ban Phòng chống lụt bão Trung ương tại hội thảo quốc tế về quản lý rủi ro thiên tai vừa diễn ra tại Huế.

Lực lượng dân quân tự vệ Vinh Hải (Phú Lộc) diễn tập giúp dân đưa lương thực lên cao tránh lũ lụt. Ảnh: Phương Hà

Tại hội thảo, một lần nữa, bài học về phòng chống thiên tai lại được xới xáo sau 20 năm trận lũ lịch sử 1999. Theo ông Ngọ, trận lũ là một trường học lớn từ đau thương, mất mát với 818 người chết, mất tích; hơn 1,2 triệu nhà cửa, trường học, công trình bị sập; hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu hư hỏng tại các tỉnh miền Trung chỉ sau mấy ngày lũ. Tổng thiệt hại lên đến 3.770 tỷ đồng.

20 năm sau trận lụt, nhiều giải pháp phòng chống thiên tai đã được triển khai, với những phương án, kịch bản đồng bộ, từ đầu tư hình thành các hồ chứa thủy lợi phục vụ sản xuất và cắt lũ; hiện đại hóa phương tiện dự báo; kiên cố hóa các bờ sông, bờ biển để đối phó sạt lở; triển khai dự án xây nhà chống lũ cho người nghèo; trồng rừng tăng độ che phủ.... Cùng với đó, một nguồn lực lớn được đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai, tăng khả năng ứng phó.

Có thể nêu ra một con số cụ thể. Chỉ riêng hệ thống hồ đập, đê, kè... phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai, 20 năm qua, hàng ngàn công trình đã được đầu tư cho các tỉnh miền Trung với kinh phí 7.700 tỷ đồng, trong đó có 2 công trình thế kỷ là hồ chứa Tả Trạch ở Thừa Thiên Huế và Phú Ninh ở Quảng Nam.

Về năng lực phòng chống thiên tai hiện nay của Thừa Thiên Huế, mới đây, trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thông tin, hiện, khả năng phòng chống thiên tai của địa phương được nâng cao, trong đó, phương án 5 tại chỗ (phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, cứu trợ tại chỗ, tự quản tạo chỗ) được triển khai đồng bộ; công tác dự báo, cảnh báo từng bước được hiện đại; hạ tầng giao thông, thủy lợi được bổ sung, củng cố...

Tuy nhiên, trước sự biến đổi thất thường, khốc liệt và khó lường của thiên tai, công tác phòng chống còn gian nan và lâu dài.

Tại Thừa Thiên Huế, một trong những khó khăn trước mắt là tình trạng sạt lở nghiêm trọng đang diễn ra tại nhiều địa bàn, với 11 điểm sạt lở bờ sông, bờ  biển sung yếu, cần nguồn kinh phí dự kiến hàng trăm tỷ đồng (khoảng 350 tỷ đồng) để khắc phục.

Một bất cập khác là vấn đề an toàn, chất lượng hoạt động của hệ thống hồ thủy lợi khi nhiều trong số 56 hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh đang bị hư hỏng nhẹ, một số hạng mục phụ trợ xuống cấp; hạ tầng, vật tư phục vụ chưa đảm bảo quá trình vận hành, đặc biệt là hoạt động cảnh báo, dự báo do nguyên nhân thiếu kinh phí. Và dù không nổi lên thành điểm nóng nhưng tình trạng khai thác gỗ rừng trái phép vẫn tái diễn âm ỉ tại một số địa phương, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.

Hay tốc độ đô thị hóa chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch cũng là một vấn đề trong phòng chống thiên tai, góp phần tác động xấu đến biến đổi khí hậu. Theo  các chuyên gia, chỉ một việc tưởng chừng đơn giản như phá bỏ hàng rào cây xanh, thu hẹp không gian xanh trong quy hoạch, phát triển đô thị, khu dân cư... cũng là tác nhân làm cho trái đất nóng lên-một nguyên nhân khiến khí hậu thất thường, thiên tai ngày càng khốc liệt...

Song song với công tác phòng chống, thực tế đang đặt ra yêu cầu về các giải pháp lâu dài để thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có công tác quy hoạch phát triển, thay đổi tập quán sản xuất, tiêu dùng... theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm. Hài hòa trong phát triển với bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là giải pháp lâu dài để quản lý rủi ro thiên tai trong tương lai.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Âm ỉ… chuyện hụi

Mới đây, lực lượng công an phát hiện, bắt giữ một đối tượng chơi hụi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền hơn 5 tỷ đồng của nhiều người. Hụi… vẫn âm ỉ diễn ra trong đời sống của không ít người dân trong tỉnh.

Âm ỉ… chuyện hụi
Return to top