Thế giới Thế giới
Quản lý tốt nguồn nước giúp giảm 1/2 thâm hụt lương thực toàn cầu
TTH.VN - Đầu tư vào quản lý nguồn nước nông nghiệp có thể làm giảm đáng kể nạn đói toàn cầu do thâm hụt lương thực, các nhà khoa học cho biết trong một nghiên cứu được công bố hôm 16/2.
![]() |
Quản lý tốt nguồn nước có thể làm giảm đến 1/2 thâm hụt lương thực toàn cầu. Ảnh: Reuters |
Các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng sản xuất lương thực nhiều hơn với cùng một lượng nước bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước mưa và hoạt động tưới tiêu.
Do sự nóng lên toàn cầu sẽ làm trầm trọng thêm tình hình hạn hán và thay đổi lượng mưa, nguồn nước trở nên quan trọng hơn trong việc giảm thiểu mối đe dọa đến nguồn cung cấp lương thực toàn cầu.
“Sử dụng nguồn nước một cách thông minh có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi đã thực sự ngạc nhiên khi chứng kiến hiệu ứng tốt lớn ở cấp độ toàn cầu”, ông Jonas Jägermeyr đến từ Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi Khí hậu Potsdam, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.
Trong kịch bản tham vọng nhất, sản lượng calo toàn cầu có thể tăng lên 40%, nghĩa là giảm một nửa thâm hụt lương thực toàn cầu năm 2050, mặc dù dân số thế giới được dự báo sẽ đạt 9,7 tỷ người, tăng từ 7,3 tỷ người hiện nay.
Ngay cả trong kịch bản ít tham vọng nhất, kết quả cũng cho thấy việc quản lý nguồn nước nông nghiệp có thể đóng góp một phần rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho người nghèo, ông Jägermeyr nói.
Sử dụng mô phỏng máy tính, các nhà khoa học nghiên cứu phương án quản lý nước khác nhau, từ các giải pháp công nghệ thấp như thu thập nước mưa trong bể chứa để phủ gốc và tưới nhỏ giọt với quy mô công nghiệp.
Tiềm năng cho việc tăng năng suất thông qua quản lý nước là đặc biệt lớn ở các vùng khan hiếm nước như Trung Quốc, Úc, miền Tây Mỹ, Mexico và Nam Phi, nghiên cứu cho thấy.
“Quản lý nước là chìa khóa để giải quyết những thách thức cấp bách trong vấn đề phát triển bền vững toàn cầu”, theo ông Johan Rockström, đồng tác giả của nghiên cứu và là Giám đốc của Trung tâm Phục hồi Stockholm.
Tuy nhiên, nếu lượng phát thải khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch không được giảm xuống, việc quản lý nước rõ ràng là không đủ để vượt những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiên cứu khẳng định.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Phys)
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu (22/05)
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng (22/05)
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời (22/05)
- Nhật Bản xem xét tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng với ASEAN (21/05)
- Campuchia đặt mục tiêu đón ít nhất 1 triệu du khách quốc tế trong năm nay (21/05)
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh (21/05)
- Thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ (21/05)
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
-
WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ