ClockThứ Tư, 18/11/2015 15:32

Quản lý, trước khi là đầu tư

TTH - Câu chuyện tri sự chùa Thánh Duyên (Vinh Hiền, Phú Lộc) tự ý chặt hạ hai cây cổ thụ và thay mái ngói âm dương ở nhà tăng trong thời gian vừa qua đã tạm lắng lại sau khi chính quyền sở tại cũng như các cơ quan chức năng vào cuộc, rốt ráo trong xử lý. Tri sự của chùa cũng đã cam kết sẽ thực hiện đúng quy trình của Luật Di sản trong các hạng mục sửa chữa, trùng tu nếu có bất cứ thay đổi nào sau này.

Trong một cái nhìn tổng quan, có thể thấy hầu hết các di tích vật thể đã tồn tại quá lâu, lại bị tác động của thời tiết, khí hậu nhiều mưa ẩm của Huế nên tuổi thọ không còn cao; tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, cần phải được bảo dưỡng, nâng cấp và trùng tu là vấn đề được đặt ra đã từ lâu. Việc người dân, họ tộc... sốt ruột đến mức tự ý thay đổi các cấu kiện, hoặc tháo dỡ, làm mới các công trình đã được xếp hạng là di tích cũng là điều đã từng xảy ra. Ở đây, lại cũng phải thừa nhận một thực tế khác nữa là có thể người dân biết phải thực hiện theo Luật, hoặc ít nhất phải báo cáo với chính quyền sở tại, nhưng nhiều khi do quá nôn nóng mà thời gian chờ đợi lại lâu và cũng không dễ đưa vào thực hiện được nên đã dẫn đến tình trạng làm trước, báo cáo sau. Kiểu như đặt chính quyền và các cơ quan chức năng vào sự đã rồi.

Khác với nhiều tỉnh, thành khác, Thừa Thiên Huế là địa phương có mật độ di tích dày đặc với gần 1000 công trình lớn nhỏ, trong đó có gần 160 di tích đã được xếp hạng. Đối phó với sự xuống cấp của các công trình đã là chuyện khó, nói gì đến nguồn lực bố trí hàng năm để trùng tu.
Thế nên, điều cần phải xác định ở đây chính là vai trò của công tác quản lý và việc nâng cao nhận thức của người dân trong quản lý, bảo vệ di tích trước những tác động của thiên nhiên cũng như những ảnh hưởng tiêu cực do tác động không đúng cách từ con người. Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho hay, việc phân cấp quản lý di tích trên địa bàn đã được thực hiện từ năm 2013. Việc xác lập cầu nối từ người dân đến chính quyền các cấp cũng như các cơ quan chuyên ngành phải được xem như là điều kiện cần trước khi có nguồn đầu tư từ phía Nhà nước đối với những công trình được ưu tiên cấp thiết.
Hiện tại, vai trò của xã hội hóa trong nguồn lực đầu tư cũng đã được xem trọng. Tuy nhiên, có lẽ cũng cần đặt mạnh hơn nữa việc xã hội hóa công tác quản lý để các công trình di tích ít bị xâm hại nhất. Có như thế, tính nguyên vẹn của hiện trạng di tích mới được gìn giữ từ trong ý thức gìn giữ của người dân.
Nguyễn An Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Return to top