Thế giới

Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria

ClockThứ Sáu, 26/02/2021 14:47
Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề nhân đạo Mark Lowcock cảnh báo tình hình khủng hoảng nhân đạo tại Syria đã tới mức nghiêm trọng.

Việt Nam thúc giục các bên tại Trung Phi tôn trọng cam kết hòa bìnhViệt Nam cam kết đóng góp tích cực vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)

Ngày 25/2, tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề nhân đạo Mark Lowcock cảnh báo tình hình khủng hoảng nhân đạo tại Syria đã tới mức nghiêm trọng .

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, tại cuộc họp trực tuyến định kỳ hàng tháng của Hội đồng Bảo an về tình hình nhân đạo Syria, ông Mark Lowcock cho biết, theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), 12,4 triệu người dân, tương đương 60% dân số Syria, đang ở trong tình trạng mất an ninh lương thực.

Đáng lo ngại hơn là chỉ trong hơn một năm vừa qua đã có thêm tới 4,5 triệu người rơi vào tình cảnh này. Đây được cho là kết quả của khủng hoảng kinh tế ngày một nghiêm trọng trong vòng 18 tháng qua cùng với tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.

Hiện ước tính chi phí chi tiêu cơ bản của mỗi gia đình cao hơn thu nhập trung bình ít nhất là 20%, khoảng 70% người dân Syria phải vay nợ, nhiều gia đình phải bán tài sản và gia súc để duy trì cuộc sống.

Phó Tổng Thư ký cũng cập nhật về tác động của bất ổn an ninh tại nhiều khu vực tới cuộc sống của người dân Syria, trong đó thương vong dân thường đang có chiều hướng gia tăng tại miền Bắc Syria do các vụ tấn công bằng thiết bị nổ tự tạo.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, chia sẻ quan ngại chung của tất cả thành viên Hội đồng Bảo an về tình hình nhân đạo ngày một xấu đi tại Syria, trong đó đặc biệt là thông tin về tình trạng mất an ninh lương thực và tác động của khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay tới người dân Syria, đặc biệt là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em.

Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi các bên tại Syria tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm viện trợ nhân đạo không bị gián đoạn và đúng thời điểm tới tất cả vùng miền.

Đại sứ kêu gọi tăng cường hỗ trợ quốc tế đối với người dân Syria, nhấn mạnh nhu cầu hỗ trợ tiếp cận vắcxin COVID-19 trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp tại nước này./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á

Dữ liệu thống kê cho thấy hàng năm, ô nhiễm không khí cướp đi nhiều mạng sống hơn cả thuốc lá, trong đó trẻ em và người già nằm trong nhóm có nguy cơ nghiêm trọng. Tổng hợp các chất độc hại mà con người tiếp xúc có thể làm giảm đến 2,3 năm tuổi thọ, và ước tính có khoảng 570.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm chỉ vì hít thở không khí ô nhiễm.

Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á
Châu Á - Thái Bình Dương:
Khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng làm suy yếu tiến trình giảm nghèo

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng do lạm phát leo thang hồi năm ngoái, kết hợp với những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, đang tiếp tục đẩy người dân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào tình trạng nghèo đói cùng cực, theo một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng làm suy yếu tiến trình giảm nghèo
Return to top