ClockThứ Tư, 27/07/2022 05:52

Quan tâm đời sống người có công vùng cao

TTH - Trong sự nghiệp xây dựng quê hương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân A Lưới đã có nhiều đóng góp nổi bật và luôn nêu cao trách nhiệm đối với người có công (NCC). Các chế độ chính sách, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe đối với NCC, gia đình cách mạng luôn được giải quyết kịp thời, đủ, đúng đối tượng.

Người thương binh tâm huyết với công tác xã hộiChăm sóc đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ, người có côngChăm lo các gia đình chính sách

Thăm khám, cấp phát thuốc cho thương, bệnh binh, người có công ở A Lưới

Hòa chung không khí cả nước hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhiều thương, bệnh binh, gia đình chính sách có công cách mạng trên địa bàn A Lưới lại được các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh đến thăm hỏi, tặng quà. Trước tình cảm, lòng thành, tri ân của các đoàn đến thăm, nhiều thương, bệnh binh, NCC, gia đình NCC thêm nguồn động viên lớn về tinh thần, càng tin tưởng vào Đảng, vào Bác Hồ.

Mẹ Việt Nam Anh hùng Kăn Xiếp ở xã Hồng Thượng trong dịp này lại đón nhận món quà 5 triệu đồng từ Quỹ Thiện Tâm (thuộc Tập đoàn Vingroup) thông qua ngành lao động - thương binh và xã hội cùng với chính quyền địa phương trao tặng. Đợt trước vào giữa tháng 3/2022, mẹ Kăn Xiếp cùng nhiều thương, bệnh binh nặng trên địa bàn huyện cũng đã được Quỹ Thiện Tâm trao tặng 15 triệu đồng/suất khiến ai cũng ấm lòng.

Trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ để giành độc lập của dân tộc, A Lưới là nơi xảy ra các cuộc chiến đấu tàn khốc giành giật địa bàn của ta và địch. Tuy vậy, người dân A Lưới một lòng đi theo cách mạng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu; đã đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến, như ủng hộ lương thực thực phẩm, bạc, voi...; tham gia dân công hỏa tuyến, dân quân du kích...

Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, trên địa bàn huyện có 712 liệt sĩ anh dũng hy sinh cho Tổ quốc; trên 5.000 thương binh, bệnh binh và hơn 4.300 người nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) trực tiếp và gián tiếp.

Qua thời gian, nhiều người đã mất do vết thương tái phát, già yếu. Hiện nay, toàn huyện A Lưới còn gần 3.500 NCC và thân nhân NCC đang được chi trả trợ cấp hàng tháng, với tổng kinh phí gần 8 tỷ đồng. Trong đó, đối tượng tiền khởi nghĩa có 1 người; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) có 20 bà mẹ và hiện 1 bà mẹ còn sống; 4/8 Anh hùng Lực lượng vũ trang hiện còn sống; 240 thương binh và 1.013 bệnh binh hiện còn sống; hơn 1.000 người/8.000 người hưởng chế độ có công hiện còn sống; 698 người nhiễm CĐHH trực tiếp và gián tiếp còn sống và đang hưởng chế độ.

10 năm qua, trên địa bàn huyện đã giải quyết cho trên 1.000 đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần và hàng tháng; xây dựng và sửa chữa nhà ở cho gần 1.500 hộ gia đình chính sách khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí gần 41 tỷ đồng. Thực hiện chính sách theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở là 2.550 nhà; xây dựng và sửa chữa, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ với tổng kinh phí là 4,8 tỷ đồng; vận động thu quỹ đền ơn đáp nghĩa được gần 2,1 tỷ đồng.

Bên cạnh hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước và sự quan tâm sẻ chia của nhiều đơn vị, tổ chức trong xã hội, nhiều thương, bệnh binh, gia đình chính sách còn tự thân nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, đưa kinh tế gia đình ngày một nâng cao.

Ông Lê Ngọc Tĩnh, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện A Lưới cho biết, phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, nhiều thương, bệnh binh đã đóng góp nhiều việc làm ý nghĩa, góp phần thay đổi diện mạo quê hương. Như động viên con cháu tham gia nhập ngũ, phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ; tham gia xây dựng bản làng văn hóa, giúp nhau làm kinh tế giỏi, trợ giúp hộ nghèo. Điển hình các gương làm kinh tế giỏi và giúp đỡ hộ nghèo, nuôi dạy con tốt nghiệp đại học như bệnh binh Trần Hòa (xã Quảng Nhâm), thương binh Cu Thao (xã Hồng Vân)...

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Tập tàng mà nấu canh tôm

Trời nắng hanh hao, tần ngần một hồi trước quầy rau củ và lời mời chào của dì bán rau, ánh mắt tôi dừng lại trước mớ rau tập tàng non xanh nằm lẫn giữa đám xà lách và tần ô. Trời này mà húp một ngụm canh rau tập tàng nấu tôm thì cứ phải gọi là mát lòng mát dạ.

Tập tàng mà nấu canh tôm
Chuối trong đời sống của người Huế

Chuối là loại cây nhiệt đới có mặt ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Là một trong những nơi phát xuất đầu tiên của cây chuối, các dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á đã sớm biết sử dụng cây chuối một cách đầy sáng tạo trong muôn mặt của đời sống. Không những thế, đặc tính của cây chuối cũng trở thành “phương tiện” để chuyển tải nhiều triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

Chuối trong đời sống của người Huế
Return to top