ClockThứ Năm, 10/09/2020 14:47

Quan tâm hơn cho y tế trường học

TTH - Trước tình trạng dịch bệnh như hiện nay đặt ra yêu cầu cần quan tâm và nhanh chóng có giải pháp bảo đảm hệ thống y tế học đường, nhằm đảm trách tốt chức năng cũng như vai trò dự phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cho học sinh.

“Sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh”Thực hiện ngồi học giãn cách, kiểm tra sức khỏe sinh viên khi đến trường

Nhân viên y tế Trường tiểu học Quang Trung (TP. Huế) hướng dẫn các em đeo khẩu trang đúng cách

Từ thực tiễn tình hình dịch bệnh lây nhiễm đặt ra các trường phải truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh, giúp các em có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng, chống dịch bệnh. Nghĩa là mỗi ngôi trường không chỉ có một phòng y tế bảo đảm về mặt hình thức, mà còn phải thật sự quan tâm đến chất lượng dịch vụ... Hoạt động y tế trường học không chỉ là sơ cấp cứu mà còn truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong trường, xây dựng khung dinh dưỡng - y tế hợp lý, góp phần cải thiện cân nặng, chiều cao cho học sinh. Nhân viên y tế trong trường học phải là những người có năng lực chuyên môn, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan sức khỏe học sinh, bên cạnh việc sơ cứu, khám bệnh, tư vấn…

Thực tế, không phải trường nào cũng có nhân viên y tế học đường. Điều này khiến công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Để ứng phó với dịch COVID-19, nếu như trường có nhân viên y tế học đường, họ sẽ nắm chắc chuyên môn, công tác phòng, chống dịch bệnh của nhà trường sẽ chủ động hơn.

Công việc của nhân viên y tế trường học được ví như nuôi “con mọn”, phải xử lý các tình huống khi học sinh bị cảm sốt, nghịch ngợm, leo trèo dẫn đến tai nạn thương tích. Bếp ăn bán trú phải do cán bộ y tế chịu trách nhiệm an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi mùa có dịch bệnh, nhân viên y tế phải xử lý môi trường. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân như tinh giản biên chế, chủ trương sắp xếp lại trường, lớp học dẫn đến nhân viên y tế các cơ sở giáo dục chưa được quan tâm đúng mức nên xảy ra tình trạng kiêm nhiệm, không có trình độ chuyên môn.

Không chỉ thiếu cán bộ y, bác sĩ, các điều kiện về cơ sở vật chất y tế trường học cũng chưa bảo đảm theo quy định. Kinh phí dành cho công tác y tế trường học chủ yếu lấy từ nguồn bảo hiểm y tế học sinh. Tuy nhiên, để được trích chuyển 5% số tiền BHYT học sinh, yêu cầu cơ sở giáo dục phải có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; cơ sở phải có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ, cấp cứu, xử lý ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập tại trường học. Quy định này gây rất nhiều khó khăn cho các trường học, bởi trên thực tế, hầu hết các nhân viên y tế tại các trường học đều không có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Để “gỡ khó” cho các cơ sở giáo dục, ngành bảo hiểm xã hội hướng dẫn các cơ sở giáo dục về điều kiện thực hiện hồ sơ khi cho phép các cơ sở giáo dục ký kết hợp đồng với cơ sở  hoặc cá nhân miễn là cơ sở, cá nhân đó đủ điều kiện khám chữa bệnh theo quy định hiện hành để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, nghĩa là có chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, các trường cũng đã cử nhân viên đi học để có chứng chỉ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về đội ngũ này ở các trường học.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

TIN MỚI

Return to top