ClockThứ Hai, 29/05/2017 08:24

Quan tâm hơn nữa công tác trùng tu di tích lịch sử, cách mạng

TTH - Là một địa phương có bề dày về văn hóa, lịch sử và truyền thống cách mạng lâu đời nên số lượng di tích lịch sử, cách mạng trên địa bàn tỉnh rất lớn, khoảng 1.000 di tích, trong đó gần 200 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa & Thể thao, hiện nay, số lượng di tích lịch sử, cách mạng trên địa bàn của tỉnh cần được trùng tu, chống xuống cấp rất nhiều, trong khi đó ngân sách hàng năm được cấp để thực hiện công tác này còn rất hạn chế. Mỗi năm, ngân sách Trung ương từ chương trình mục tiêu quốc gia cấp về cho tỉnh để tu bổ, trùng tu hệ thống di tích cấp quốc gia chưa được nhiều, khoảng 2 tỷ đồng; ngân sách tỉnh còn hạn hẹp nên nguồn vốn bố trí hàng năm rất thấp nên rất khó khăn cho công tác trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa, từ 2016, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã không còn. Đây là vấn đề nan giải trong công tác trùng tu di tích.

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao cho hay: “Biết rằng trùng tu một công trình di tích không phải đơn giản, tốn kém nhiều tiền bạc, công sức. Tuy nhiên, chúng ta phải xem công việc này là thường xuyên và cấp bách bởi thời gian không chờ đợi và mỗi khi mà công trình di tích xuống cấp, hư hỏng nặng thì sẽ rất khó khăn trong việc phục hồi. Vì vậy, chúng tôi đề nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm xem xét, cân đối nguồn lực để bố trí nguồn vốn trong kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm cho công tác này”.

Dù biết ngân sách Nhà nước có hạn, vấn đề kêu gọi xã hội hóa còn rất hạn chế, tuy nhiên, việc trùng tu di tích ở Thừa Thiên Huế cũng được thực hiện khá thường xuyên, song do số lượng di tích quá lớn nên vẫn chưa đạt được như mong muốn. Để thực hiện tốt điều này, nên chăng, ngành văn hóa cần phải tăng cường kiểm kê, đánh giá, phân loại để kiến nghị với tỉnh cái nào cần trung tu trước, cái nào thực hiện sau, hoặc thực hiện từng phần thì lúc đó tỉnh có cơ sở tìm nguồn lực để đầu tư.

Việc trùng tu di tích lịch sử, cách mạng phải được xem là công việc quan trọng để thực hiện. Bởi giữ được di tích không chỉ giữ gìn di sản của cha ông để lại cho hậu thế, mà còn giáo dục cho thế hệ trẻ đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống hào hùng của dân tộc; đồng thời, qua đó, tạo động lực để phát triển kinh tế du lịch. Vì vậy, trong thời gian tới, nhất là khi nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa hiện đã không còn, tỉnh cần quan tâm, bố trí nguồn lực để thực hiện tốt công tác trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, cách mạng trên địa bàn tỉnh.

Gia Hân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Return to top