ClockThứ Hai, 20/03/2017 06:26

Quan tâm hơn quyền lợi của lao động nữ

TTH - Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn tình trạng phân biệt giữa lao động nam, nữ trong tuyển dụng, bố trí công việc. Ở một số doanh nghiệp, lao động nữ chưa được tham gia các chế độ bảo hiểm xã hội dẫn đến thiệt thòi về quyền lợi khi ốm đau, thai sản...

Nhiều quyền lợi thiết thực

Theo thống kê sơ bộ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh có gần 40.000 lao động nữ làm việc ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chủ yếu  trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Phần lớn các doanh nghiệp đã triển khai thực hiện các chính sách đối với lao động nữ.

Các ưu đãi giúp nữ công nhân Công ty TNHH MSV (KCN Phú Bài) yên tâm sản xuất

Quyền bình đẳng giới cũng được thể hiện khá rõ trong tuyển dụng, sử dụng lao động. Lao động nữ hoặc đại diện của họ được tham khảo ý kiến khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi và lợi ích phụ nữ. Nhiều doanh nghiệp tạo cơ hội bình đẳng, không có sự phân biệt khi xét tăng bậc lương, trả công giữa lao động nữ và nam khi cùng làm việc đều giống nhau.

Ông Trần Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNNH Tấn Phát (đơn vị chuyên chế biến gỗ ở Khu công nghiệp Phú Bài, TX. Hương Thủy) cho hay: Mức lương bình quân công ty trả cho người lao động là 5 triệu đồng/người/tháng. Công ty đưa ra nhiều chính sách khuyến khích lao động làm việc. Bất kể lao động nữ hay nam nếu làm tốt sẽ được tập huấn nâng cao tay nghề, đề bạt vào các chức vụ chủ chốt của công ty.

Theo kết quả kiểm tra của Sở Lao động -Thương binh & Xã hội, lao động nữ ở các doanh nghiệp đều được hưởng các chế độ thai sản; thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng... Một số doanh nghiệp đã đầu tư thiết kế buồng tắm, nhà vệ sinh phù hợp cho lao động nữ tại nơi làm việc. Doanh nghiệp không sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mà không có lý do chính đáng. 

Một số doanh nghiệp còn trợ cấp cho lao động nữ khi sinh con, hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; từng bước khắc phục các yếu tố độc hại, đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất. Công ty TNHH Hanesbrand Việt Nam - Chi nhánh Huế có 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu có trên 5.000 lao động với 90% lao động nữ, trong đó, khoảng 500 lao động đang nuôi con nhỏ. Từ năm 2014, công ty lắp đặt cabin vắt sữa với các dụng cụ vắt sữa và tủ lạnh trữ sữa theo đúng tiêu chuẩn.. Chị Nguyễn Châu Anh, một công nhân của công ty chia sẻ: “Từ ngày có cabin vắt trữ sữa, mỗi tháng tôi tiết kiệm được 500 - 700 ngàn đồng tiền mua sữa cho con”.

Cần sự chung tay

Tại buổi tọa đàm, đối thoại chính sách lao động nữ do Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được tổ chức vào tháng 2 vừa qua, có ý kiến cho rằng, nhiều quy định còn rất chung chung, không cụ thể nên nhiều doanh nghiệp đưa ra mức hỗ trợ thấp, khiến lao động nữ thiệt thòi. Các chế tài chưa đủ sức răn đe. Chẳng hạn, quy  định doanh nghiệp không có nhà trẻ cho con em công nhân thì chỉ nhắc nhở chứ không có chế tài xử phạt. Trong khi đó, nhiều lao động nữ không hiểu rõ về chế độ, chính sách ưu đãi dành cho bản thân nên không đấu tranh đòi quyền lợi. Đây chính là kẽ hở để doanh nghiệp lơ là trong thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh khẳng định, thời gian tới, LĐLĐ tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với công nhân viên chức lao động, nhất là những chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ trong các doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo Ban Nữ công công đoàn các cấp thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của lao động nữ để đề xuất, tham mưu giải quyết kịp thời, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ.

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Giám đốc Sở Lao động -Thương binh & Xã hội cho hay: Quá trình kiểm tra ở các doanh nghiệp, vẫn còn tình trạng phân biệt giữa lao động nam, nữ trong tuyển dụng, bố trí công việc. Ở một số doanh nghiệp, lao động nữ chưa được tham gia các chế độ bảo hiểm xã hội dẫn đến thiệt thòi về quyền lợi khi ốm đau, thai sản. Một số công ty tìm cách “lách luật” hoặc hiểu, thực hiện Bộ luật Lao động theo hướng nghiêng về lợi ích của công ty. Theo quy định, doanh nghiệp có nhiều lao động nữ sẽ được giảm thuế thu nhập, không tính thuế khi doanh nghiệp chi các khoản tăng thêm cho lao động nữ... Tuy nhiên, do thủ tục rườm rà nên doanh nghiệp không mặn mà.

Để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ, các đơn vị cần đối thoại trực tiếp với người lao động tại nơi làm việc; thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng và gửi thang lương, bảng lương, nội qui lao động, trả tiền làm thêm giờ… Mặt khác, các ban, ngành liên quan cần tuyên truyền chính sách, pháp luật; kịp thời giải đáp những thắc mắc cũng như đẩy mạnh công tác kiểm tra để yêu cầu chủ doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ.

Tuấn Khoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế: Mạnh tay nhưng cần sự chung tay

Huế được biết đến với một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại nhiều “con sâu” làm rầu môi trường du lịch. Những vụ việc "chặt chém", "chèo kéo" khách làm du lịch Huế mất điểm trong mắt du khách, dù đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời. Sự kiên quyết, mạnh tay từ chính quyền địa phương và ngành du lịch thôi là chưa đủ, muốn giữ gìn hình ảnh du lịch Huế, rất cần sự chung tay từ các cấp, ngành, người dân.

Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế Mạnh tay nhưng cần sự chung tay
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thăm Huế mộng mơ với giá vé máy bay Huế Sài Gòn ưu đãi

Huế, thành phố mộng mơ với những di sản văn hóa và lịch sử độc đáo, luôn là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Hiểu được mong muốn khám phá Huế của du khách, Traveloka - nền tảng đặt vé máy bay, khách sạn và dịch vụ du lịch trực tuyến hàng đầu mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt cho đường bay Huế - Sài Gòn, giúp bạn dễ dàng chinh phục bầu trời và mở ra cánh cửa đến với thành phố mộng mơ này.

Thăm Huế mộng mơ với giá vé máy bay Huế Sài Gòn ưu đãi

TIN MỚI

Return to top