ClockThứ Tư, 22/07/2020 11:18

Quán triệt Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

TTH.VN - Sáng nay (22/7), Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng chủ trì tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020; triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

IEA: Chi tiêu vào đổi mới năng lượng cần tăng gấp 3 để đạt mục tiêu khí hậuIEA: Đầu tư năng lượng toàn cầu dự kiến giảm kỷ lục 20% trong năm 2020Anh đầu tư 1 tỷ Bảng phát triển công nghệ năng lượng sạchCậu học sinh chế tạo máy lọc bụi bằng năng lượng mặt trời

Các đại biểu tham gia tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đồng chủ trì hội nghị tại đầu cầu Hà Nội. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, an ninh năng lượng gắn chặt với phát triển bền vững. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì vậy, bảo đảm nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững, giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và không ngừng cải thiện đời sống Nhân dân có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng. Cũng từ nhận định đó, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ ngành Năng lượng về nhiều mặt với phương châm "năng lượng phải đi trước một bước".

Về Nghị quyết 55, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Trước hết, việc bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước. Đây là một nhiệm vụ rất khó và phải có thị trường mới có thể phát triển năng lượng một cách nhanh và bền vững.

Cùng với đó, phải xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Đặc biệt, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng nhấn mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội chứ không chỉ dừng lại ở chính sách khuyến khích chung chung. Ngoài ra, cần phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch...

Tại nhà máy sản xuất điện mặt trời Phong Điền 

Với các phiên hội thảo chuyên đề, Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020 quy tụ nhiều diễn giả, chuyên gia, Đại sứ quán, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực năng lượng. Theo đó, phiên toàn thể tại Diễn đàn sẽ tập trung vào triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Các phiên Hội thảo chuyên đề 1 sẽ tập trung vào nội dung: Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Hội thảo chuyên đề 2 với chủ đề: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển bền vững năng lượng Việt Nam giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2045.

Hội thảo chuyên đề 3 là: Phát triển năng lượng mặt trời và các năng lượng mới trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Tin, ảnh: Thái Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top