ClockChủ Nhật, 12/03/2017 12:09

Quan trọng là sản phẩm sau cùng

TTH - Cách đây ít tháng, ngôi nhà trước đây là trụ sở "một cửa" của TP. Huế trên trục đường Lê Lợi bắt đầu được cải tạo. Nhiều người tò mò không biết nó sẽ chuyển sang công năng gì, chỉ thấy gỗ, rồi cây lá được kết hợp rất lạ mắt và không thiếu phần cuốn hút. Về sau thì biết, à thì ra là "của thêu XQ"- một thương hiệu thêu nổi tiếng do đôi vợ chồng Hoàng Lệ Xuân-Võ Văn Quân sáng lập, trong đó người vợ vốn xuất thân từ "làng thêu" Thuận Lộc rồi lên lập nghiệp tại xứ sở ngàn thông Đà Lạt.

Không rõ đã khai trương chính thức chưa, nhưng thấy tất cả đã định hình và khởi động. Lạ, và khá đẹp nữa - đó là ấn tượng của nhiều người. Chính vì vậy, địa chỉ trên đã khiến không chỉ du khách mà cả những cư dân địa phương phải ngập ngừng không muốn bỏ đi mỗi khi ngang qua. Đêm đêm, góc đường này sáng đèn, kết nối, làm lung linh, hấp dẫn thêm cho phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Góc độ một người dân địa phương, tôi thầm cảm ơn XQ đã góp phần tạo thêm một điểm nhấn cho Huế quê hương .

Vậy nhưng, cũng có những người chưa kịp ghi nhận, hoan nghênh, gần như lập tức có ý kiến không đồng tình, thậm chí "ném đá" với công trình này. Nguyên do là bởi những ngôn từ, những cấu trúc ngữ pháp, những lối diễn đạt... "không giống ai" của XQ. Mà quả thật, rất nhiều khái niệm, nhiều cụm từ, nhiều câu chữ của XQ khiến người đọc cảm thấy sốc. Sốc vì không dễ hiểu, vì tối nghĩa, vì "lộn xộn lạo xạo" ...

Thú thật, thoạt tiên tôi cũng từng bị cái cảm giác trên làm cho bực dọc. Nhưng rồi định tâm thì thấy mình... cần thông cảm. Thêu tuy là một nghề thủ công, nhưng qua bàn tay tài hoa của người thợ thì nó đã được nâng lên tầm nghệ thuật. Những bức tranh thêu của XQ là những tác phẩm nghệ thuật bậc cao nếu không muốn nói là siêu đẳng trong mắt nhiều người. Thử hỏi đã có ai từng chê tranh thêu XQ? Hình như chưa. Đã có ai đến xem tranh thêu XQ mà chưa từng ước ao mình cũng sẽ được sở hữu một bức như thế? Hình như cũng chưa. Vậy thì những người sáng tạo ra chúng chắc hẳn cũng mang trong người dòng máu nghệ sĩ. Và đã là nghệ sĩ thì bạn cũng như tôi có lẽ đều hiểu, họ thường có những lối tư duy, những cách biểu đạt rất khác lạ.  Đã từng dự nhiều cuộc triển lãm tranh, xem nhiều cuộc trình diễn nghệ thuật, xem sắp đặt, graffiti, nghe/đọc nhiều bài thơ... Và trong số không ít lần như thế, cảm nhận của tôi đối với một số tác phẩm là nó cũng "rối rắm", "mơ hồ", "lộn xộn", "siêu việt" thế nào. Và dù... không hiểu chi hết, song nhìn quanh thấy ai cũng gật gật gù gù vẻ tâm đắc, nên có khi cũng đành hưởng ứng vì ngại có thể bị chê là đồ nhà quê, không biết thưởng thức nghệ thuật (!??)...

Trở lại với XQ, suy cho cùng họ cũng là những nghệ sĩ, cho nên, việc tư duy khác lạ, việc "tung tẩy", "biến tấu" với chữ nghĩa thiết nghĩ cũng là chuyện thường tình. Nó cũng như có nhà thơ dùng những ngôn từ lạ, sáng tạo những trường ngữ nghĩa chưa từng có trong từ điển; hay như những họa sĩ biến hóa say sưa với cây cọ, với bảng màu để rồi sáng tác ra những họa phẩm mà đôi lúc chỉ có họ, hoặc một số rất ít những người nào đó mới hiểu, mới cảm được. Hãy cứ nghĩ như vậy cho nó nhẹ nhàng. Cái quan trọng là sản phẩm cuối cùng. Những bức tranh thêu của XQ là những tuyệt phẩm, là những món quà tặng cao cấp kể cả trong hoạt động đối ngoại. Các cơ sở của họ là những tổ hợp kiến trúc hấp dẫn, làm đẹp cho vùng đất nơi nó đứng chân; tạo lập công ăn việc làm cho không ít chị em ở nhiều vùng, miền. Còn những cái khác, tôi cho là thứ yếu.

Dẫu vậy, vẫn mong những con chữ sẽ được XQ sử dụng trong sáng, dễ hiểu hơn chút nữa, để gần gũi hơn với công chúng bình dân, và nhất là để không tạo những cái "sốc" không cần thiết.

Huy Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

TIN MỚI

Return to top