ClockThứ Hai, 22/07/2013 05:26

Quan trọng là xác định nghề đào tạo

TTH - Theo số liệu báo cáo tại hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) vừa được tổ chức cuối tuần trước, giai đoạn 2010-2012, ngân sách Trung ương đã phân bổ 2.460 tỷ đồng cho các tỉnh, thành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề và đã có trên 1,1 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ dạy nghề (78% kế hoạch). Trong đó, trên 61% lao động nông thôn sau khi học nghề tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động nâng lên (10-30%), tiết kiệm được chi phí sản xuất từ 5%-20%.
 
Tại Thừa Thiên Huế, sau 3 năm triển khai đề án, tỉnh đã đào tạo nghề cho hơn 13 nghìn lao động, trong đó 74% lao động học các nghề phi nông nghiệp, với kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Theo kế hoạch, từ năm 2013- 2020, tỉnh tiếp tục đào tạo nghề cho khoảng 9,5 nghìn lao động, với kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Chương trình này góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Tuy nhiên, để chương trình đạt hiệu quả thiết thực cần quan tâm một số vấn đề.
 
Trước hết, với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vấn đề xác định nghề để đào tạo cần phải tính toán kỹ. Bởi, mục đích của đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ là giúp lực lượng lao động trẻ tìm việc làm, mà còn giúp người lao động am hiểu, nắm bắt được khoa học kỹ thuật để áp dụng vào chính công việc trồng trọt, chăn nuôi hằng ngày đạt hiệu quả cao. Theo dõi chương trình đào tạo nghề của Hội Nông dân tỉnh gần đây tôi thấy, đơn vị đã bám sát mục tiêu trên để mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của cơ sở. Đó là, chú trọng mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn thiết thực với nông dân như: Kỹ thuật chăm sóc cây và tạo dựng cây cảnh; kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà, lợn; kỹ thuật trồng nấm...
 
Thứ hai, khi tham gia đào tạo nghề, người lao động luôn trăn trở học nghề gì để phù hợp với khả năng và tìm được việc làm sau khi học nghề? Do vậy, việc dạy nghề phải gắn với yêu cầu sử dụng của xã hội. Thực tế, một số lớp dạy nghề cho lao động ở nông thôn của các dự án không phát huy hiệu quả, bởi học được nghề nhưng người lao động không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập không đảm bảo cuộc sống. Một cách làm hay, cần được nhân rộng của Trung tâm Khuyến công tỉnh là, liên kết với các doanh nghiệp mở các lớp đào tạo nghề may, đan sợi nhựa bàn ghế xuất khẩu cho lao động nông thôn. Người học việc sẽ được học thực hành theo yêu cầu sử dụng và sự hướng dẫn của các doanh nghiệp. Sau khi học xong, người lao động sẽ được các doanh nghiệp nhận vào làm việc. Sự liên kết này mang lại lợi ích cho cả 2 phía. Người lao động có việc làm, doanh nghiệp không tốn kinh phí để đào tạo lại.
 
Thứ ba, cần làm tốt công tác tuyên truyền, dự báo nhu cầu lao động xã hội, định hướng thông tin để người lao động có sự lựa chọn nghề phù hợp. Đồng thời, cần lồng ghép các nguồn lực, các dự án và huy động các nguồn xã hội để từng bước nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách, mục tiêu của đề án quốc gia.                                                                             
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

Chiều muộn, một người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm ngồi cặm cụi băng bó hai chiếc chân đế bằng sắt của tấm pano vừa được lắp trên cầu ga Huế. Ông bảo làm thế để tránh thương tích cho người nếu không may va phải, nhất là những ngày này Huế đón người dân, du khách nơi khác về rất đông.

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế
Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông

Tại một số tuyến đường, tình trạng cây xanh không được cắt tỉa mọc lấn ra đường che lấp đèn tín hiệu giao thông. Điều này không những gây mất mỹ quan, mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với người tham gia giao thông.

Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông
Thận trọng nơi công cộng

Đã có nhiều vụ cướp giật tài sản, trộm cắp ở công viên, nơi công cộng được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật. Song, để tình trạng này không tiếp diễn, bản thân mỗi người dân cần chủ động tự bảo vệ tài sản của mình.

Thận trọng nơi công cộng

TIN MỚI

Return to top