ClockThứ Sáu, 03/08/2018 08:39

Quan trọng là ý thức ngư dân

TTH - Trong khi “thẻ vàng” của Ủy ban Liên minh châu Âu (EC) đối với hải sản Việt Nam chưa được gỡ bỏ thì tại hội nghị về chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu vào Mỹ tổ chức ngày 1/8 vừa qua, Mỹ thông báo sẽ chính thức áp dụng quy định chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp và gian lận thương mại đối với hải sản nhập khẩu từ Việt Nam. Đây vừa là thách thức, vừa là hồi chuông cảnh báo đối với việc phát triển ngành thủy sản bền vững ở Việt Nam.

Với trên 3.200 km bờ biển, Việt Nam là quốc gia có rất nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển. Trong đó, khai thác thủy sản là nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, đem lại nguồn xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, một thời gian dài việc quản lý khai thác, chế biến chưa được quan tâm đúng mức nên các hoạt động khai thác trái phép diễn ra phức tạp, một số tàu cá vi phạm luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định kinh tế, thương mại khu vực, quốc tế, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Riêng với ngành thủy sản, thị trường xuất khẩu được mở rộng, tác động tích cực đến nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến phát triển. Đi kèm với đó là giá trị thủy sản được gia tăng, thu nhập người lao động trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị đó cũng được nâng lên. Tuy nhiên, tham gia sân chơi chung đó, Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng cũng phải tuân thủ luật chơi chung, nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Trở lại “thẻ vàng” của EC và thông báo của Mỹ đối với hàng thủy sản Việt Nam, vấn đề mấu chốt là thủy hải sản đánh bắt phải có nguồn gốc hợp pháp và có đầy đủ hồ sơ, tài liệu truy xuất nguồn gốc. Để gỡ nút thắt này, ngoài việc Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải pháp về công nghệ để quản lý, kiểm soát việc đánh bắt thủy sản thì cần có những điều chỉnh trong đầu tư. Đó là, đi đôi với phát triển số lượng đội tàu cần nâng cao chất lượng nghề đánh bắt và đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá. Đơn cử, dù có đội tàu đánh bắt xa bờ trên 400 chiếc, nhưng cảng cá Thuận An (Thừa Thiên Huế) không thể đón tàu công suất lớn và số lượng cũng hạn chế thì rõ ràng cơ quan quản lý không thể thực thi nhiệm vụ kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm khai thác. Không được cấp giấy chứng nhận, thì sẽ không truy xuất được nguồn gốc hải sản đánh bắt. Điều này đồng nghĩa với việc vi phạm các quy định của EC và Mỹ.

Một điều quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản là ý thức của chính ngư dân. Bởi suy cho cùng, việc lắp thiết bị giám sát hành trình chỉ là giải pháp công nghệ, còn việc khai báo, ghi sổ sách, ngư trường… đều do ngư dân thực hiện. Giữa biển khơi mênh mông, nếu ngư dân làm theo kiểu đối phó thì các cơ quan chức năng trên bờ khó kiểm tra, giám sát. Vì vậy, bản thân các ngư dân cũng thay đổi trong nhận thức, tự giác chấp hành tốt hơn các quy định về ngư trường đánh bắt, ghi chép nhật ký. Điều này không chỉ vì lợi ích của chính ngư dân mà còn góp phần xây dựng, phát triển nghề cá của Việt Nam bền vững.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước

Thời tiết bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng. Đây là thời điểm mà các điểm bơi lội mở cửa trở lại, nhu cầu tắm sông, suối của người dân, nhất là các em nhỏ tăng cao. Vì vậy, cẩn trọng đuối nước luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước
Return to top