ClockThứ Hai, 19/11/2018 12:45

Quảng bá làng nghề bằng sản phẩm “handmade”

TTH - Kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và thiết kế đương đại, chỉ gói gọn trong một thể loại là túi xách “handmade” đựng quà truyền thống Huế, nhưng các sản phẩm lại đem đến sự phong phú, thể hiện sự tinh tế và sáng tạo của sinh viên Khoa Du lịch - Đại học Huế.

Quảng bá hình ảnh làng nghề du lịch bằng sản phẩm "handmade"Người trẻ “mê” đồ da Handmade

Phần thuyết trình của nhóm đoạt giải nhất

Nhiều ý tưởng hay

Là một cuộc thi học thuật nhưng lại được chuyển thành sân chơi để ứng dụng bài học lý thuyết vào thực tiễn, sinh viên Khoa Du lịch - Đại học Huế có cơ hội thỏa sức sáng tạo trong cuộc thi “Sáng tạo sản phẩm “handmade” quảng bá hình ảnh làng nghề cho du lịch Thừa Thiên Huế” trong tháng 10 vừa qua. Gần 100 sản phẩm dự thi, qua nhiều vòng sơ khảo, tuyển chọn ban giám khảo chọn được 10 nhóm với 10 sản phẩm xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết. Các “chuyên gia" du lịch trẻ đã thử sức thiết kế các sản phẩm du lịch mới là những túi đựng sản phẩm các làng nghề, như mây tre đan Bao La, làng gốm Phước Tích, tranh làng Sình, trà cung đình Huế, áo dài Huế…

Bên cạnh chú trọng vào thiết kế tổng thể còn tìm tòi, sáng tạo, vẽ lên để cho ra đời những chiếc túi xách “phiên bản giới hạn” độc đáo, nhóm OTF (One the fly), lớp quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đặc thù 2, K52, xuất phát từ mong muốn phát triển cả 2 làng nghề mây tre đan Bao La và làng gốm Phước Tích đã thiết kế túi xách làm từ mây tre đan, bên ngoài, một mặt vẽ lò gốm, biểu tượng của làng gốm Phước Tích, mặt kia vẽ sản phẩm gốm. “Bằng cách này sẽ kết hợp tiêu thụ sản phẩm cả hai làng nghề cùng một lúc. Trước đó, chúng em đã thâm nhập thực tế, tự đan những chiếc giỏ theo hướng dẫn của người dân làng nghề Bao La”, Dương Thị Thư, thành viên nhóm OTF chia sẻ.

Các bạn trong nhóm cho biết thêm, từ khi hình thành ý tưởng, các bạn đã định hướng sẽ bán sản phẩm dạng “combo” gồm 1 giỏ đựng mây tre đan Bao La và bên trong là gốm Phước Tích, giá cả sẽ có sự thay đổi theo kích thước và độ tinh xảo của hai sản phẩm đi kèm.

Ở khía cạnh khác, nhóm sinh viên K52 quản trị du lịch lữ hành đặc thù 3 nhận được nhiều lời khen ngợi của ban giám khảo bởi sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường là giấy tái chế (hay còn được gọi là giấy kraft) có giá thành rẻ.

Sân chơi học thuật ý nghĩa

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Phó Trưởng ban tổ chức cuộc thi, cho hay: “Cuộc thi nhằm hưởng ứng Festival làng nghề 2019, đề cao những ý tưởng “khác biệt” của sinh viên với mong muốn mang đến những sản phẩm du lịch “handmade” độc đáo nhằm quảng bá hình ảnh du lịch làng nghề khi du khách muốn mua sắm hàng lưu niệm ở Huế”.

Cuộc thi đòi hỏi các “nhà du lịch trẻ” tạo ra các sản phẩm du lịch “handmade” độc đáo đáp ứng nhu cầu của du khách. Thông qua cuộc thi, sinh viên được kích thích sự sáng tạo với những ý tưởng khác biệt, hoàn thiện các kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, ứng dụng việc học từ lý thuyết vào thực hành.

Giải nhất chung cuộc thuộc về nhóm 6 nữ sinh viên K50 quản lý lữ hành 1 với sản phẩm túi xách đựng áo dài bằng chất liệu giấy, trang trí nền bìa bằng gạo và vẽ cô gái Huế trong tà áo dài, nón lá. Đây là sản phẩm nhận được nhiều lời khen ngợi của ban giám khảo ở tính sáng tạo, thẩm mỹ, đậm nét Huế và ứng dụng cao.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển

Trong hành trình mở rộng và thu hút khách quốc tế từ đường tàu biển, sản phẩm du lịch vẫn được xem là yếu tố cốt lõi. Ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực hợp tác với các đối tác để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm và đưa khách lên TP. Huế du lịch, trải nghiệm.

Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển
Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu
Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch

Thu hút và giữ chân du khách, đặc biệt là khách Tây hiện nay không chỉ nằm ở tài nguyên, sản phẩm du lịch hay cảnh quan văn hóa - lịch sử mà ở vẻ đẹp chân phương của con người, tính chuyên nghiệp trong cách làm du lịch và tạo được dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch, trải nghiệm của du khách.

Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch

TIN MỚI

Return to top