ClockThứ Hai, 28/01/2019 11:28

Quảng bá tuyển sinh 2019: Tiếp cận nhanh và hỗ trợ thông tin cho thí sinh

TTH - Năm nay, Đại học (ĐH) Huế và các đơn vị thành viên đưa ra những phương pháp quảng bá tuyển sinh theo hướng giúp thí sinh tiếp cận thông tin nhanh và hỗ trợ họ.

Tuyển sinh ĐH dần “thoát ly” kết quả thi THPTThu hút thí sinh bằng cách mời... học thửChủ động phương án tuyển sinh năm 2019Xét tuyển gắn với kiểm tra, đánh giá năng lực

Khoa Du lịch - ĐH Huế làm các clip tuyển sinh 2019

Ứng dụng công nghệ thông tin và app

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế cho biết, ngoài hình thức quảng bá tuyển sinh truyền thống sớm tại các địa phương, ĐH Huế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn trong việc chuyển tải thông tin các ngành nghề đến với thí sinh, chú trọng trả lời trực tuyến và kết nối trực tuyến với thí sinh. ĐH Huế đang xây dựng, thiết kế app (ứng dụng phần mềm) trên mobile (thiết bị, điện thoại di động) để tuyển sinh, dự kiến cuối tháng 2/2019 sẽ đưa vào ứng dụng.

App tuyển sinh trên mobile của ĐH Huế là hình thức hoàn toàn mới, cung cấp những thông tin cần thiết như sổ tay về tuyển sinh, đồng thời thông qua app biết được số lượng thí sinh quan tâm và đăng ký vào các ngành của ĐH Huế. Sau khi có cơ sở dữ liệu thông tin, bộ phận chức năng của ĐH Huế sẽ tư vấn sâu để hỗ trợ thông tin cho người học, trong đó có các thông tin về ngành nghề, cơ hội việc làm, nguồn học bổng…

Tại các trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin và các hình thức quảng bá trực tuyến sẽ phổ biến hơn, không chỉ bộ phận cấp trường mà ngay tại các cấp khoa chuyên môn cũng có thể quảng bá. Kênh được nhiều đơn vị sử dụng là mạng xã hội, thông qua các clip, hình ảnh và thông tin giới thiệu, đồng thời tương tác, trao đổi trực tiếp với thí sinh và phụ huynh.

Năm nay, một số trường thiết kế những phần mềm quảng cáo trên web và mạng xã hội, lọc người tiếp cận thông tin, chủ yếu chuyển tải đến đối tượng từ 17 - 18 tuổi, hướng vào khu vực miền Trung – Tây Nguyên, nơi có nhiều thí sinh lựa chọn vào học các trường tại ĐH Huế. ThS. Phan Thanh Tiến, Phó Trưởng phòng Đào tạo ĐH, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế cho biết, qua một số khảo sát, nhu cầu tiếp cận thông tin theo hình thức trực tuyến rất cao. Nhà trường đã liên kết với một số công ty truyền thông để đầu tư truyền thông qua facebook - kênh thông tin và thí sinh thường xuyên sử dụng và chuyển tải những thông tin cần thiết về tuyển sinh đến họ sớm nhất.

“Năm nay, toàn ĐH Huế chi khoảng 2,5 – 3 tỷ đồng cho hoạt động truyền thông và quảng bá tuyển sinh. Điểm đặc biệt là cách quảng bá sẽ chuyên nghiệp hơn, có lô-gô, chuẩn hóa nhận diện thương hiệu của ĐH Huế và các trường, khoa”, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế nói.

Học sinh THPT tìm hiểu thông tin tuyển sinh 2019 của các trường thành viên ĐH Huế

Phối hợp nhiều bộ phận

Khác với trước, năm 2019, một số đơn vị còn mời doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quảng bá tuyển sinh. PGS.TS. Huỳnh Văn Chương cho biết, Trường ĐH Nông lâm, Trường ĐH Kinh tế, Khoa Du lịch… cùng một số đơn vị thành viên của ĐH Huế có lợi thế về liên kết doanh nghiệp. Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng họ để tư vấn, định hướng nghề nghiệp, thông tin về cơ hội việc làm cho thí sinh. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp, cựu sinh viên là doanh nhân thành đạt tạo niềm tin hơn cho thí sinh bởi hiện nay, học gì để có việc làm chính là một trong những định hướng lớn của thí sinh.

Ngoài vai trò của sinh viên, tình nguyện viên tham gia các hoạt động hỗ trợ giới thiệu thông tin tuyển sinh cho nhà trường như những “đại sứ” quảng bá, năm nay, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên của ĐH Huế sẽ đến trường trung học phổ thông tại các tỉnh, thành của khu vực miền Trung – Tây Nguyên để tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện kỹ năng mềm, tư vấn, hỗ trợ định hướng, trao học bổng và lồng ghép giới thiệu, quảng bá tuyển sinh.

ĐH Huế cũng phát huy vai trò dẫn dắt của ĐH vùng trong hoạt động quảng bá tuyển sinh năm 2019. Đối với các hoạt động quảng bá tuyển sinh trực tiếp tại các địa phương, ĐH Huế chủ động làm việc với các tỉnh, thành thông qua các Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, nhất là khu vực các tỉnh từ Quảng Bình – Quảng Nam. ĐH Huế cũng mở rộng, liên hệ thông báo với các trường ngoài ĐH Huế, như Trường ĐH Phú Xuân, cao đẳng Sư phạm, cao đẳng Công nghiệp… cùng tham gia, qua đó tăng tính cạnh tranh và sự lựa chọn cho thí sinh.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Return to top