ClockThứ Hai, 05/03/2018 12:15

Quảng Công tái cơ cấu ngành nông nghiệp

TTH - Thay đổi tư duy trong sản xuất và tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần tạo chuyển dịch kinh tế ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền).

Quảng Phú giữ danh hiệu nông thôn mớiKhông cam chịu nghèo

Thay đổi tư duy

Xứ đồng Quảng Công gần 70% diện tích chỉ trồng lúa một vụ với năng suất chưa bằng ½ năng suất lúa trung bình của huyện Quảng Điền.

Vùng trồng lúa năng suất thấp được chuyển sang nuôi tôm, cá ...

Tại cánh đồng thôn 2, xã chuyển đổi 3 ha đất nhiễm mặn đầu tư cải tạo hút bùn đáy, xây dựng bờ ao, tu sửa cống cấp thoát nước... Một số hộ dân mạnh dạn đầu tư hệ thống “đóng mặn” (hút nước mặn từ mạch nước ngầm) phục vụ nuôi trồng trong mùa mưa.

Các loại cá đặc sản cũng được đưa vào nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Với mô hình nuôi xen ghép các loại cá đặc sản, mỗi năm người dân thu về hơn 100 triệu đồng, có hộ thu nhập gần 300 triệu đồng/ha/năm.

Ông Lê Công Lợi, Giám đốc HTX Thành Công thông tin, để vận động người dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, cán bộ, xã, thôn, HTX phải đi đến từng nhà vận động từng hộ chuyển đổi. Chuyển đổi thành công, vùng trồng lúa năng suất thấp giờ trở thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

Năm 2017 với sự hỗ trợ của huyện, xã Quảng Công mạnh dạn chuyển đổi 5 ha lúa nhiễm mặn dọc phá sang nuôi trồng thủy sản. Từ thành công bước đầu, người dân nhiều lần đề xuất xã tạo điều kiện hỗ trợ chuyển đổi những diện tích canh tác hiệu quả thấp còn lại sang nuôi trồng thủy sản.

Không chỉ chuyển đổi vùng trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, những năm gần đây địa phương cũng mạnh dạn chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa một vụ sang trồng khoai, ớt.

Ông Lợi nhẩm tính, vùng trồng lúa địa phương cho năng suất thấp, 1ha trồng lúa (trồng 1 vụ) thu được cao nhất khoảng 15 triệu đồng. Nhưng cùng một diện tích chuyển sang nuôi trồng thủy sản đã cho lợi nhuận khoảng từ 60-80 triệu đồng/ha/năm; trồng khoai, ớt cũng cho thu nhập 80 triệu đồng/ha/năm.

Giám sát chuyển đổi

Đảng bộ xã Quảng Công ra nghị quyết về công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng sản xuất tập trung; coi đây là hướng đi mới và đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo ông Nguyễn Đính, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Công, đảng ủy chỉ đạo từng chi bộ, từng thôn xây dựng vùng chuyển dịch, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của huyện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản cho người dân. Đồng thời phối hợp với các hội đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, tham quan để bà con cập nhật kiến thức cũng như kinh nghiệm sản xuất. Địa phương đang xây dựng vùng quy hoạch trồng rau an toàn tại thôn 2 theo mô hình tập trung, thực hiện "dồn điền đổi thửa" trong sản xuất. Năm 2018 sẽ chuyển đổi thêm 5 ha và đến năm 2020 sẽ chuyển đổi thêm 25 ha sang nuôi trồng thủy sản và 30 ha trồng lúa 1 vụ sang trồng luân canh khoai, rau sạch và các loại cây chịu hạn, mặn.

Được người dân đồng thuận, song khó khăn nhất của địa phương lúc này là kinh phí chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng khá cao. Trung bình mỗi ha chuyển đổi cần kinh phí trên 300 triệu đồng. Trong khi nguồn kinh phí của địa phương khá hạn chế nên chỉ chuyển đổi có lộ trình từng năm theo hướng "Nhà nước và Nhân dân cùng làm". Hiện, hạ tầng vùng nuôi vẫn còn khá khiêm tốn, nhiều vùng nuôi trồng chưa có hệ thống điện, người dân phải tự kéo điện đến khu vực nuôi rất nguy hiểm hoặc phải sử dụng máy nổ phục vụ sản xuất nên chi phí cao.

Bí thư Đảng ủy xã Quảng Công khẳng định: "Thực tế trong quá trình cơ cấu sản xuất nông nghiệp, một số địa phương để người dân chuyển đổi tự phát không theo quy hoạch gây khó khăn trong canh tác về sau. Vì thế quá trình thực hiện, chúng tôi tăng cường công tác giám sát, tránh tình trạng tự ý chuyển đổi. Xã cũng vận động người dân không tập trung vào một cây trồng, con giống mà sản xuất theo kiểu xen ghép, luân canh ưu tiên các cây, con trồng trái vụ nhằm nâng cao thu nhập, vừa giảm áp lực thị trường".

Toàn xã Quảng Công có 125 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 55 ha đất trồng lúa 2 vụ; còn lại là đất lúa 1 vụ và đất trồng các loại hoa màu. Đến nay, xã Quảng Công đã chuyển đổi hơn 35 ha lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, trồng khoai, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người năm 2017 của địa phương lên 26 triệu đồng/người/năm.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn

Nắm bắt xu hướng nhu cầu về dinh dưỡng trong đời sống ngày càng cao, năm 2024, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế bắt đầu mở khóa đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng đầu tiên.

Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn
Return to top