ClockThứ Năm, 23/04/2015 09:19

Quảng Điền: Chủ động đối phó với sâu bệnh

TTH.VN - Nhiều diện tích lúa đông xuân của nông dân huyện Quảng Điền bị sâu bệnh gây hại nặng. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương tập trung hướng dẫn nông dân cách phòng trừ hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

Vụ đông xuân năm nay, huyện Quảng Điền tiến hành gieo cấy 4.225 ha lúa, hiện toàn bộ diện tích này đang trong thời kỳ làm đòng. Tuy nhiên, đến nay có 3.500 ha bị sâu bệnh chủ yếu là: rầy nâu, khô vằn, sâu cuốn lá, đạo ôn, lem lép hạt.

Có mặt tại cánh đồng HTX Sịa 1, nhiều nông dân đang tiến hành thăm đồng và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Bà Đoàn Thị Gái, thôn Uất Mậu, thị trấn Sịa cho biết: Gia đình tôi làm 8 sào ruộng. Hầu hết diện tích này điều bị nhiễm rầy tuy chưa dẫn đến cháy chòm nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến đồng ruộng. Hiện, chúng tôi đang tiến hành phun thuốc khống chế không để rầy nâu lan ra trên diện rộng. Gia đình sẽ tiếp tục thăm đồng thường xuyên và làm đúng theo hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh của HTX.

Người dân HTX Sịa 1 phun phòng bệnh trên lúa

 
Tại HTX Đông Phú, xã Quảng An, chúng tôi ghi nhận có khá nhiều diện tích lúa của bà con nông dân bị rầy nâu tấn công. Nhiều sào ruộng bị cháy từng đám khoảng 1. Ông Lê Văn Thứ, Chủ nhiệm HTX Đông Phú cho biết: Toàn HTX có 242 ha lúa giống 4B bị nhiễm rầy cục bộ trên diện rộng với mật độ 1.000 m², nhiều diện tích xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ và đạo ôn cổ bông. Trước tình hình nhiều loại sâu bệnh hại lúa xuất hiện, HTX tích cực tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của xã về tình hình sâu bệnh, các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ sâu bệnh giúp người dân chủ động phòng trừ.
 
Các HTX khác trên địa bàn cũng tăng cường chỉ đạo người dân thường xuyên thăm đồng, nắm bắt kịp thời diễn biến của sâu bệnh. Ðồng thời khuyến cáo người dân trong thời điểm này, tuyệt đối không bón đạm, không phun các loại phân qua lá và các chất kích thích sinh trưởng bởi sẽ khiến sâu bệnh dễ dàng gây hại hơn. Chỉ đạo tổ thủy lợi điều tiết nước, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa làm đòng, trổ bông và diệt trừ sâu bệnh.
 
Theo ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền, thời điểm này, nông dân cần đắp bờ, giữ nước đảm bảo đủ nước cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, mặc khác tăng hiệu quả của việc phun thuốc. Các HTX thường xuyên chỉ đạo bà con tiến hành thăm đồng kịp thời phát hiện bệnh hại để có phương án phòng tránh kịp thời. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin rộng rãi đến người dân về tình hình sâu bệnh tránh tình trạng chủ quan khiến sâu bệnh lây lan trên diện rộng.
 
Sau đợt lụt hồi cuối tháng 3 vừa qua, nhiều diện tích lúa bị ngập sâu khiến sức đề kháng giảm sút rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Thời kỳ lúa đang làm đòng nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời nguy cơ mất mùa sẽ rất cao. Ý thức được điều đó, người dân trong huyện tích cực phòng chống bệnh hại trên lúa nhằm đảm bảo một vụ mùa bội thu.
Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top