ClockThứ Năm, 11/10/2018 20:31

Quảng Điền được mùa mướp đắng trái vụ

TTH.VN - Không chỉ được mùa, vụ mướp đắng năm nay ở huyện Quảng Điền còn được giá. Mỗi ha cho thu nhập bình quân trên 240 triệu đồng.

Mứt mướp đắng, ngọt tình thông giaThoát nghèo nhờ mướp đắng trái vụHai loại rau giúp phái đẹp trẻ trung, rạng rỡ

Thu hoạch mướp đắng

Năm nay, gia đình anh Hoàng Phi Toàn ở thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái đưa vào trồng 5 sào mướp đắng. Để diện tích mướp đắng được sai quả, gia đình anh đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào chăm sóc đúng quy trình nên cây mướp đắng phát triển tốt. Mướp đang trong giai đoạn thu hoạch, mỗi sáng, gia đình anh tập trung thu hái để kịp bán buổi chợ.

Theo anh Toàn và nhiều người dân ở đây, kỹ thuật trồng mướp đắng khá đơn giản, chi phí thấp nhưng giá thành bán ra thời điểm này khá cao, bình quân mỗi ha mướp đắng cho thu nhập từ 180 đến 240 triệu. Ngoài gia đình anh Toàn, hiện nay thôn Tây Hoàng có 70 hộ dân tham gia trồng mướp đắng trái vụ. Mỗi hộ trồng trên 4 sào; bình quân mỗi sào đạt gần 1 tấn sản phẩm, cho thu nhập từ 25 triệu đồng trở lên/vụ.

“Mướp đắng là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên vùng đất nghèo chất dinh dưỡng của Quảng Thái. Bình quân mỗi sào mướp đắng chính vụ cho thu nhập từ 10 triệu đến 12 triệu đồng, trồng trái vụ giá thường cao gấp đôi nên cho thu nhập trên 25 triệu đồng/vụ. Với 5 sào mướp đắng này, bình quân mỗi năm cả chính vụ lẫn trái vụ cho thu nhập 37 triệu đồng. Chính nhờ cây mướp đắng mà gia đình tui nói riêng, người dân trong thôn Tây Hoàng nói chungcó nguồn thu nhập khá”, anh Hoàng Phi Toàn phấn khởi.

Bán ngay tại vườn sau thu hoạch

Vụ trồng mướp đắng năm nay, toàn huyện Quảng Điền đưa vào trồng 15ha, tập trung ở các xã Quảng Thái, Quảng Thọ và Quảng Vinh, trong đó xã Quảng Thái 14 ha, riêng trái vụ gần 10 ha. Để mô hình trồng mướp đắng trở thành thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương, xã Quảng Thái đã có những chính sách phát triển như tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và mở rộng diện tích trái vụ lên 10 ha vào năm sau. Vấn đề được người dân quan tâm nhất hiện nay là hệ thống đường giao thông, điện phục vụ sản xuất ở khu vực trồng mướp đắng chưa có nên người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ.

Theo ông Phạm Công Phước, Phó Chỉ tịch UBND xã Quảng Thái, mướp đắng là loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng vùng bạch sa của xã cũng như toàn huyện. Việc bố trí trồng cây mướp đắng trên khu vực này thuận lợi cho cây phát triển, trái nhiều. Để tháo gỡ những vướng mắc, UBND xã đang tranh thủ các nguồn lực, lập dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông nối liên thôn Tây Hoàng đến vùng trồng mướp đắng để tạo thuận lợi cho người dân vận chuyển nông sản. Về hệ thống điện lưới, UBND xã cũng đang làm việc với Chi nhánh điện Quảng Điền tiến hành khảo sát lắp đặt hệ thống điện phục vụ sản xuất cho người dân.

Bài, ảnh: Công Cường

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”

Ngày 11/3, Huyện đoàn Quảng Điền phối hợp Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” với sự tham gia của 500 đội viên, thiếu nhi các trường trung học sơ sở, tiểu học trên địa bàn xã Quảng Thành.

Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”
Return to top