ClockThứ Hai, 30/03/2015 10:38

Quảng Điền: Gần 900 ha lúa, 100 ha rau màu được khắc phục

TTH.VN - Sau đợt mưa lũ vừa qua, 1.200 ha lúa, 220 ha rau màu của người dân các xã Quảng An, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Thành và thị trấn Sịa bị ngập lút từ 0,5 đến 1 mét, nguy cơ thiệt hại rất nặng.

Sau khi huy động tất cả các trạm bơm điện, 20 trạm bơm dầu di động, hàng trăm công lao động tiến hành tháo dỡ 3 đê quai ở công trình kè xã Quảng Thành, gia cố các tuyến đê bị nứt vỡ, tiến hành tiêu úng, đến sáng 30/3, toàn huyện đã có 895 ha lúa, 100 ha rau màu được tiêu úng. 


Quảng An mở cửa thoát nước chống úng

Ông Lê Văn Thứ - Giám đốc HTX SXNN Đông Phú (xã Quảng An) cho biết: “Do nằm ở vùng thấp trũng, nước lên quá nhanh nên 167 ha lúa, 28 ha rau màu của bà con xã viên bị ngập lút hoàn toàn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của bà con trong công tác chống úng, đến ngày 30/3, 167 ha lúa của bà con xã viên được tiêu úng”.

Qua thống kê của ngành chức năng hiện nay toàn huyện Quảng Điền còn lại 305 ha lúa của các xã Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ và thị trấn Sịa đang còn ngập sâu chưa thể cứu vãn. Nặng nhất là HTX số 2 thị trấn Sịa. Do đồng ruộng nằm ở vùng sâu, nhiều tuyến đê bị sạt lở khá nặng  nên150 ha lúa đến nay vẫn còn ngập chìm trong nước.

Ông Hà Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết: “Đến sáng 30/3 toàn huyện đã có 895 ha lúa, 100 ha hoa màu của bà con đã được cứu thoát. Hiện còn lại 305 lúa ở vùng sâu nước vẫn còn ngập úng, chúng tôi vẫn đang tích cức triển khai tiêu úng. Dự kiến đến ngày ¾ các cánh đồng sẽ rút hết nước. Sau khi nước rút, UBND huyện sẽ đi kiểm tra mức độ thiệt hại để có biện pháp khắc phục hỗ trợ cho người dân”.

Một vấn đề khó khăn của huyện Quảng Điền hiện nay là các cửa thoát lũ trên đê Eco thông ra phá Tam Giang như cống Ba (cửa xã Quảng An), cống Quán (cửa xã Quảng Thành) khẩu độ quá nhỏ không thể dẫn nguồn tối đa để hạ thấp mặt nước. Trước thực trạng này, huyện Quảng Điền rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành để mở rộng khẩu độ các cửa cống thoát lũ cũng như điều tiết lượng nước xả lũ về vùng hạ lưu để người dân yên tâm sản xuất.

Công Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

TIN MỚI

Return to top