ClockThứ Tư, 25/06/2014 13:29

Quảng Điền: Ngư dân thoát nợ, làm giàu nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi

TTH.VN - Từ năm 2008 trở về trước, ngư dân thôn Quảng Công chủ yếu nuôi chuyên tôm. Do mật độ thả nuôi dày, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, khiến người nuôi nợ nần chồng chất.

Tuy nhiên trong 7 năm trở lại đây, nhiều ngư dân nơi đây đã thoát khỏi cảnh nợ nần, thậm chí giàu lên giàu lên nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản. Điển hình là ở thôn 14 (xã Quảng Công) – nơi có trên 40 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản nước lợ ở vùng hạ triều với diện tích 46 ha.

Anh Phan Việt Dũng – một ngư dân thôn 14 cho biết: Năm 2008 gia đình nợ ngân hàng trên 600 triệu đồng do dịch bệnh tôm nuôi kéo dài. Không như những hộ khác phải bỏ hồ do thua lỗ triền miên, anh đã tìm tòi thử nghiệm nên đưa con gì vào nuôi trên vùng nước lợ vừa không bị dịch bệnh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Anh Dũng đang thu hoạch cá chẽm

Sau một vụ nuôi thử nghiệm mô hình cá chẽm, cá dìa trên diện tích 1.000m2, gia đình anh lãi ròng trên 35 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đưa vào thả nuôi 2 ha cá nâu, cá dìa, cá chẽm và cá hồng mỹ trên vùng hạ triều phá Tam Giang. Với phương thức thả nuôi gối vụ quanh năm và cả hình thức vượt lũ, sau khi trừ chi phí, mô hình này cho lãi ròng trên 200 triệu đồng/năm.

Từ khi chuyển đổi phương thức, đối tượng nuôi, tình hình dịch bệnh ở vật nuôi không còn, những loại cá đặc sản giá bán cũng được giá nên gia đình đã trả được nợ ngân hàng, xây nhà và cho con ăn học đến nơi đến chốn, anh Dũng nói.

Trong số 40 hộ nuôi cá nước lợ ở vùng hạ triều, bên cạnh hộ anh Phan Việt Dũng, có thể kể đến một số hộ khác như Nguyễn Hường, Phạm Trung, Phạm Thanh Việt…, đây là những hộ có diện tích nuôi khá lớn, từ 1,3 ha đến 2,5 ha.

Vừa cho đàn cá chẽm ăn, ông Hường cho biết: “Là địa phương có đầm phá rộng lớn, nếu không phát huy thế mạnh này thì phí lắm. Chính vì vậy tôi và các anh Dũng, Trung và Việt đã quyết định kiên trì chuyển đổi từ nuôi chuyên tôm sang nuôi chuyên cá, nuôi cá hỗn hợp. Mô hình này không chỉ giúp tui trả xong nợ ngân hàng vay từ thời kỳ nuôi tôm mà còn tích trữ được tiền tỷ trong tay”.

Công Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top