ClockThứ Hai, 18/09/2017 10:56

Quảng Điền: Phục hồi sau sự cố môi trường biển

TTH - Sau khi nhận tiền bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển (SCMTB), ngư dân Quảng Điền đầu tư đóng mới, nâng cấp phương tiện và lưới cụ đánh bắt thủy sản trên đầm phá Tam Giang.

Nhận tiền bồi thường do ảnh hưởng SCMTB, ông Hồ Xô ở thôn Hà Công, xã Quảng Lợi đầu tư đóng đò mới, đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang với  nghề chài lưới, lừ, câu.

Đóng xuồng tại cơ sở ông Nguyễn Thanh Sơn

Ông Xô cho biết, với số tiền dành dụm được cộng với tiền bồi thường SCMTB hơn 12 triệu đồng, ông đầu tư đóng mới chiếc đò công suất 12 CV và mua sắm, nâng cấp lưới cụ. Nhờ vậy, hiệu quả khai thác thấy rõ, mỗi ngày đánh bắt cho thu nhập từ 300-400 ngàn đồng.

Theo ông Hồ Trúc, Trưởng thôn Hà Công, hầu hết người dân thôn Hà Công đều làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang. Ảnh hưởng SCMTB vừa qua, toàn thôn có khoảng 200 đối tượng của 124 hộ được bồi thường thiệt hại, bình quân mỗi hộ từ 10 triệu đồng trở lên. Sau những đợt tuyên truyền, vận động của thôn, hầu hết người dân sử dụng tiền bồi thường đóng mới, nâng cấp xuồng, đò, lưới cụ, một số hộ sửa chữa nhà ở đảm bảo an toàn mùa bão, lũ.

Ông Trần Thông ở thôn Hà Lạc, xã Quảng Lợi chia sẻ: “Sau khi nhận tiền bồi thường SCMTB, ngoài việc sửa chữa lại đò, tui đầu tư hơn 5 triệu đồng mua sắm, nâng cấp lưới cụ khai thác thủy sản, mở rộng chiều dài lưới lên 1.000 mét với thu nhập từ đánh bắt thủy sản trên đầm phá hơn 10 triệu đồng/tháng.

Ngư dân Mai Văn Hạnh cùng ở thôn Hà Lạc ngoài đánh bắt thủy sản trên đầm phá còn có thêm nghề nuôi trồng thủy sản. Nhận được tiền bồi thường hơn 12 triệu đồng, ông Hạnh đầu tư xây dựng thêm 1 lồng nuôi cá trên đầm phá và mua giống thả nuôi vụ mới. Ông Hạnh cho biết, 4 lồng cá chép, mè... đến nay hơn 1 tháng, dự tính sẽ thu hoạch bán trong dịp tết sắp đến. Ngoài nuôi cá, ông Hạnh còn trích số tiền bồi thường xây dựng chuồng trại, chăn nuôi 4 con lợn thịt và 1 con lợn nái. Dự kiến sau khi lợn nái sinh sản lứa đầu tiên, ông sẽ mở rộng quy mô nuôi từ 10-15 con.

Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi-ông Hồ Lành thông tin, SCMTB ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 770 đối tượng trên địa bàn xã, đều được đưa vào diện bồi thường thiệt hại. Quá trình chi trả tiền bồi thường, chính quyền địa phương kết hợp tuyên truyền, vận động người dân sử dụng tiền đúng mục đích, hiệu quả.

Sau xã Quảng Lợi, xã Quảng Thái có trên 400 đối tượng được bồi thường SCMTB, phần lớn làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các hộ sau khi nhận tiền bồi thường được chính quyền địa phương hướng dẫn đầu tư cách làm ăn.

Toàn huyện Quảng Điền có 6.385 đối tượng bị ảnh hưởng SCMTB được bồi thường thiệt hại với tổng kinh phí trên 105 tỷ đồng. Đến nay, công tác bồi thường thiệt hại cho người dân đã hoàn tất.

Sau khi hoàn thành mỗi đợt chi trả, lãnh đạo huyện Quảng Điền, các địa phương thường xuyên đến các thôn, cụm dân cư, hộ gia đình làm công tác tư tưởng, hướng dẫn người dân sử dụng tiền bồi thường đúng mục đích. Hầu hết ngư dân đều sử dụng tiền bồi thường có hiệu quả, không lãng phí. Một số hộ đầu tư sửa chữa nhà ở đảm bảo an toàn trong mùa bão, lũ.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ cơ sở đóng xuồng, đò ở phường Phú Bình (TP. Huế) cho biết, trong 1 tháng nay, cơ sở nhận đóng hàng chục chiếc đò và sửa chữa nhiều chiếc công suất từ dưới 10 CV đến 15 CV, chủ yếu xuồng đánh bắt thủy sản của người dân ở Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang. 

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền phối hợp Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Phú tổ chức khởi công nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Mong ở thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú.

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

TIN MỚI

Return to top