ClockThứ Sáu, 21/03/2014 14:25

Quảng Phước: Hưởng lợi từ dự án FLC12-02

TTH.VN - Năm 2012, được sự quan tâm hỗ trợ của ĐSQ Phần Lan, Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền triển khai dự án “Xây dựng năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ người dân sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện sinh kế”(FLC12-02) tại xã Quảng Phước. Qua 1 năm thực hiện, dự án đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Phước là địa phương có mô hình chăn nuôi gia súc theo hộ gia đình phát triển khá mạnh. Hiện toàn xã có 2.700 hộ dân chăn nuôi lợn, mỗi hộ bình quân từ 5 đến 10 con. Nhưng mô hình này cũng đặt địa phương đứng trước nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai, không khí.

Kể từ khi triển khai dự án “Xây dựng năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ người dân sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện sinh kế”, bên cạnh những hoạt động giúp người dân có năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, thành lập 3 đội ứng cứu khẩn cấp khi có thiên tai bão lụt, dự án đãhỗ trợ cho 50 hộ gia đình sử dụng năng lượng tái tạo bằng xây dụng hầm khí Biogas.


Hỗ trợ người dân xây dựng hầm khí biogas

Với việc ứng dụng công nghệ ủ phân bằng hầm khí biogas, lấy khí gas dùng trong đun nấu và thắp sáng đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển chăn nuôi tại Quảng Phước cũng như để giải quyết nguy cơ ô nhiểm môi trường.

Trao đổi với chúng tôi về hiệu quả của dự án FLC mang lại, ông Lê Đức Ưa – CT UBND xã Quảng Phước phấn khởi: “Trước đây tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra là vấn đề nhức nhối của địa phương. Dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng vẫn không mang lại tính khả thi. Năm 2012, được sự hỗ trợ của dự án FLC, môi trường chăn nuôi trên địa bàn xã đã được cải thiện rõ rệt”.

Ông Phan Chương - một trong những hộ chăn nuôi lợn có quy mô lớn trên địa bàn xã Quảng Phước cho biết: “Trước đây, do chưa có hệ thống hầm khí biogas, phân chuồng thải ra ngoài tự nhiên đã gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng”.

Theo tính toán, trung bình mỗi năm, một gia đình có 4 khẩu tiêu thụ khoảng 3 bình gas, với mức giá 400 ngàn đồng/bình, chưa kể phải sử dụng củi để nấu nước và thức ăn cho lợn. Như thế, trung bình mỗi gia đình phải chi phí khoảng gần 2 triệu đồng/năm cho nhiên liệu sử dụng trong sinh hoạt. Hiện tại, mỗi gia đình chỉ cần nuôi thường xuyên 2 con lợn nái và khoảng 5 đến 6 con lợn thịt là có thể đủ nguồn cung cấp gas và thắp sáng cho gia đình, đồng thời giảm thiểu ô nhiểm môi trường trong chăn nuôi gây ra, ông Chương hào hứng cho biết thêm.

Đánh giá về dự án FLC, ông Trần Giải – PCT Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh cho biết: “Dự án FLC được triển khai tại Quảng Điền từ tháng 10 năm 2012 và sẽ kết thúc vào tháng 9 năm 2014. Qua hơn 1 năm thực, những hoạt động của dự án đã góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức, có những hành vi và kỹ năng cần thiết để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở này, chúng tôi tiếp tục triển khai các hoạt động của năm thứ hai, đồng thời chuẩn bị khảo sát để viết đề xuất trình ĐSQ Phần Lan viện trợ cho giai đoạn tiếp theo”.

Công Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

TIN MỚI

Return to top