ClockThứ Năm, 10/11/2022 20:20
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV:

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

TTH.VN - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, chiều 10/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sau khi biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Ngày 10/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023Chiều 9/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi), thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sựNgày 8/11, Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022Quốc hội thảo luận về việc đấu giá biển số xe ô tô

Đại biểu Nguyễn Hải Nam nêu ý kiến tại hội trường. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Trước khi tiến hành thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đồng thời biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hải Nam (thuộc Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế) đánh giá cao Ban soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam cho rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sau 10 năm thực thi đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, vướng mặc cần phải được sửa đổi bổ sung, nhất là trong bối cảnh mới, tình hình mới, thể chế hóa chủ trương của Đảng; đồng thời đáp ứng nhiều cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam tham gia.

Khẳng định sự cần thiết ban hành luật, đại biểu Nguyễn Hải Nam làm rõ, trong bối cảnh thương mại điện tử, nền tảng số phát triển mạnh, nguy cơ lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân và ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng; hay những quy định như về thực phẩm chức năng, an toàn thực phẩm cần phải có các quy định cụ thể.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam đề xuất cần đồng bộ các luật để xử lý các bất cập chồng chéo, rà soát, thống nhất giữa các luật nhất là khái niệm về hợp đồng mẫu phù hợp với Bộ luật Dân sự hay với Luật Giá về niêm yết giá của hàng hóa, dịch vụ.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Hải Nam, cần nghiên cứu để có một mô hình quản lý nhà nước phù hợp để làm sao đáp ứng được về nhân lực và nguồn lực thực hiện để hiệu lực, hiệu quả; cần phải có quy định phân cấp mạnh hơn để có sự vào cuộc của chính quyền địa phương nhất là cấp huyện.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Hải Nam lưu ý đến giải quyết tranh chấp thì thủ tục rút gọn là  giải pháp chủ chốt; đồng thời tăng cường tuyên truyền về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nhiều người dân có thể hiểu được quyền của mình cũng như là cách thức để thực hiện quyền của mình, bảo vệ quyền chính của công dân.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, tại phiên thảo luận đã có 21 đại biểu phát biểu, 2 đại biểu phát biểu tranh luận và Thứ trưởng Bộ Công thương đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo phát biểu tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội. Đối với những đại biểu chưa phát biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục gửi ý kiến bằng văn bản đến Ban Thư ký để tiếp thu.

Thọ Vương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Nhiều ý kiến góp ý dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) và dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

Nêu quan điểm tại phiên thảo luận tại tổ, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh đến việc cần thể chế hóa bằng luật thẻ căn cước công dân, cả về quy trình quản lý, sử dụng và mẫu mã.

Nhiều ý kiến góp ý dự án Luật Viễn thông sửa đổi và dự án Luật Căn cước công dân sửa đổi
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Rà soát và quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi của dự án luật

Chiều 9/6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã có những ý kiến tại phiên thảo luận ở tổ 4 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên Huế và TP. Hải Phòng.

Rà soát và quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi của dự án luật
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Cần có những nguyên tắc cụ thể khi xác định giá đất

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, sáng 9/6, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tổ 4 gồm các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Cà Mau và TP. Hải Phòng.

Cần có những nguyên tắc cụ thể khi xác định giá đất

TIN MỚI

Return to top