ClockThứ Sáu, 08/07/2022 15:26

Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, xếp lương viên chức công nghệ thông tin

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin.

Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu loGần 150 giáo viên tham gia kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp34 công chức, viên chức nhận quyết định bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và chức danh nghề nghiệp

Ảnh minh hoạ

Thông tư áp dụng đối với các chức danh viên chức đang làm công nghệ thông tin, an toàn thông tin tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ  chức, cá nhân khác có liên quan.

Cụ thể, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành an toàn thông tin, bao gồm:

An toàn thông tin hạng I - Mã số V.11.05.09

An toàn thông tin hạng II - Mã số V.11.05.10

An toàn thông tin hạng III- Mã số V.11.05.11

An toàn thông tin hạng IV- Mã số V.11.05.12

Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, bao gồm:

Công nghệ thông tin hạng I - Mã số V.11.06.12

Công nghệ thông tin hạng II - Mã số V.11.06.13

Công nghệ thông tin hạng III- Mã số V.11.06.14

Công nghệ thông tin hạng IV- Mã số V.11.06.15 .

Thông tư cũng quy định rõ nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp đối viên chức chuyên ngành an toàn thông tin và công nghệ thông tin từ hạng IV đến hạng I.

Theo đó, yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh  nghề nghiệp an toàn thông tin hạng I là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng II hoặc  tương đương tối thiểu là 6 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương  đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp an  toàn thông tin hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng II  hoặc tương đương đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 2 đề tài, đề án, dự án, chương trình về lĩnh vực an toàn thông tin cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, ngành hoặc cấp tỉnh mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu,  xây dựng đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, ban hành; hoặc chủ trì xây  dựng phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin đối với ít nhất 2 hệ thống thông tin cấp độ 4,5 được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoặc chủ trì  nghiên cứu, phát triển ít nhất 1 sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh  nghề nghiệp an toàn thông tin hạng II là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III hoặc  tương đương tối thiểu là 09 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử  việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12  tháng) giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III tính đến ngày hết  thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III  hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai)  đề tài, đề án, dự án, chương trình về lĩnh vực an toàn thông tin từ cấp cơ sở trở  lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, ban hành; hoặc chủ trì hoặc tham gia xây dựng phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với ít nhất 2 hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên được cấp có thẩm quyền nghiệm thu; hoặc chủ  trì xây dựng ít nhất 02 (hai) quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật về an toàn  thông tin được cấp có thẩm quyền ban hành; hoặc tham gia nghiên cứu, phát  triển ít nhất 1 sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh  nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng IV hoặc  tương đương tối thiểu là 2 năm (đủ 24 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12  tháng) giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Đối với các viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng II  hoặc tương đương tối thiểu là 6 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian  tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề  nghiệp công nghệ thông tin hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký  dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng II hoặc tương đương đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 2 đề tài, đề án,  dự án, chương trình về lĩnh vực công nghệ thông tin cấp nhà nước, cấp bộ, ban, ngành hoặc cấp tỉnh mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, ban hành; hoặc chủ trì thẩm định ít nhất 2 dự án công nghệ thông tin nhóm A, B được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoặc chủ trì nghiên cứu, phát triển ít nhất 1 sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh  nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng II là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng III  hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng  III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 2 đề tài, đề án, dự án, chương trình về lĩnh vực công nghệ thông tin từ cấp cơ  sở trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu đã được  cấp có thẩm quyền nghiệm thu, ban hành; hoặc chủ trì hoặc tham gia thẩm định  ít nhất 2 dự án công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền phê duyệt;  hoặc chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 2 quy chế, quy định, quy trình  kỹ thuật về công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền ban hành; hoặc tham  gia nghiên cứu, phát triển ít nhất 1 giải pháp công nghệ đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh  nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng III là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng IV  hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng, không kể thời gian tập sự,  thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng, 3 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất  1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng IV  tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin quy định tại Thông tư  này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn  nghiệp vụ đảm nhận của viên chức. Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức  danh nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022; bãi bỏ các Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 quy định tiêu chuẩn chức danh  nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin; Thông tư số 29/2020/TT-BTTTT ngày 28/102020 hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương  đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Ngày 22/3, Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, quyết định của Chính phủ liên quan về công tác hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới.

Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

TIN MỚI

Return to top