ClockThứ Tư, 19/06/2013 13:28

Quyết tâm phòng, chống tham nhũng

TTH - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014. Đây là một nội dung mới trong cải cách giáo dục và cũng là phương pháp đấu tranh mới đối với nạn tham những, lãng phí; thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. 

Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay lan rộng, diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi. Tham nhũng có mặt ở khắp các cấp, các ngành, các lĩnh vực, nhưng “mảnh đất” màu mỡ nhất là các lĩnh vực: đất đai, xây dựng cơ bản, quản lý vốn, mua bán tài sản, bổ nhiệm cán bộ… Nhiều công trình nghiên cứu nhận định: tham nhũng thuộc người có chức, có quyền. Chức càng lớn, quyền càng cao, nếu không giữ mình thì tham nhũng càng lớn. Tham nhũng đang trở thành “quốc nạn”, là một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ.

 Tại Thừa Thiên Huế, chỉ tính riêng năm 2012, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm với số tiền trên 12.302 triệu đồng và 25 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) đã cấp không đúng thủ tục quy định, sai đối tượng và 732 giấy CNQSDĐ còn tồn đọng chưa giao cho các hộ gia đình, cá nhân nhưng không còn phù hợp với các quy định pháp luật về đất đai hiện hành. Để ngăn ngừa tham nhũng phát sinh, tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, như: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; thường xuyên tiến hành thanh tra định kỳ và đột xuất; kiên quyết xử lý các hành vi tham nhũng, gắn công tác phòng chống tham nhũng với trách nhiệm của người đứng đầu...
 
Tuy vậy, sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), qua đợt tự phê bình và phê bình từ Bộ Chính trị đến cơ sở, nhưng tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn nghiêm trọng, tiếp tục làm giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Bằng chứng là thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều vụ tham nhũng tiếp tục được phanh phui. Điều đó cho thấy, các biện pháp đấu tranh với tham nhũng hiện nay đạt hiệu quả chưa cao. Vì vậy, việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo được kỳ vọng là một trong những biện pháp hữu hiệu, góp phần tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Điều quan trọng, cần xây dựng nội dung và có hình thức giáo dục phù hợp với từng cấp học, từng vùng để thực sự hấp dẫn học sinh, sinh viên. Từ đó giúp thế hệ trẻ có nhận thức, thái độ và hành động đúng đắn trước “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh đối với tệ tham nhũng, lãng phí. 
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Return to top