ClockThứ Hai, 30/01/2012 10:11

Ra khơi “hái lộc” đầu năm

TTH - Sau những ngày đón Xuân vui Tết cùng người thân trong gia đình, bà con ngư dân ở các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, thị trấn Thuận An (Phú Vang)... lại tất bật chuẩn bị cho chuyến ra khơi "hái lộc" đầu năm. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên vào ngày mồng 3 và 4 Tết bà con ngư dân "xuất quân" đi biển bắt đầu cho chuyến mở hàng cầu may cả năm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa...

Mở hàng đầu năm

 
Ngày mồng 3 Tết, chúng tôi có mặt ở Cảng cá Thuận An (Phú Vang) chứng kiến được không khí chuẩn bị của các ngư phủ cho chuyến ra khơi đầu năm. Từng chuyến xe chở những vật dụng, nhiên liệu, nhu yếu phẩm phục vụ ngư dân đi biển hối hả nối đuôi nhau ra vào cảng. Mỗi người một việc, người lấy đá, người thì bơm dầu, xếp lưới, dựng buồm... Ai nấy đều tất bật hứng khởi, chuẩn bị cho một chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió. Dưới bến cảng, những chiếc tàu nổ máy sẵn sàng cho chuyến mở hàng đầu năm. Ông Lê Hợp Quý, chủ tàu đánh bắt xa bờ ở xã Phú Hải cho biết: “Mặc dù Tết vẫn còn, nhưng tui và 10 thuyền viên phải “xuất quân” bắt đầu cho chuyến mở hàng cầu may mắn cho năm mới. Theo kinh nghiệm của bà con ngư dân, trong một năm muốn làm ăn phát đạt, may mắn là tùy thuộc vào ngày xuất phát đầu năm”. Trong chuyến đi biển đầu năm 2012, ông Qúy cũng như những ngư dân khác đặt rất nhiều hy vọng và mong mọi chuyện sẽ được như ý, tàu nào cũng cập bến an toàn và đầy ắp cá.
 
Những năm gần đây, bà con ngư dân mạnh dạn đầu tư kinh phí cải hoán tàu thuyền và mua sắm ngư lưới cụ, vì vậy ngư dân có điều kiện bám biển dài ngày và khai thác các loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Trước đây, ngư dân chủ yếu sử dụng nghề vây rút chì khai thác các loại hải sản như cá nục, cá bánh lái, cá chuồn... giá trị kinh tế thấp, nay nhờ có thêm nghề rê cản nên đánh bắt hải sản có giá trị kinh tế cao, như cá chim, cá ngừ đại dương, cá cờ, cá thu, cá lạc... Đồng thời, ngư dân đã biết kết hợp để nâng chiều cao và chiều dài lưới vây rút chì, kết hợp với việc sử dụng ánh sáng nên hiệu quả đánh bắt cao hơn. Bên cạnh đó, nhiều ngư dân còn chú trọng đầu tư trang thiết bị dò tìm và xác định luồng cá thuận lợi trong việc đánh bắt. Năm 2011, bà con ngư dân sử dụng nghề lưới vây, lưới mành, khai thác thủy sản cách bờ 50 hải lý, từ vĩ tuyến 15-17, thu được hàng trăm tấn cá nục gai. Bên cạnh đó, đội tàu sử dụng lưới rê khai thác cá lạc cũng mang lại hieuẹ quả kinh tế cao; mỗi chuyến biển từ 5 đến 7 ngày, sản lượng mỗi tàu đạt từ 1-1,5 tấn, doanh thu 100-150 triệu đồng. Đặc biệt, có những chuyến đạt 5-6 tấn doanh thu khoảng 400 triệu đồng.  
 

Ngày đầu năm tấp nập người mua và bán ở cảng cá Thuận An

 

 
“Lộc” biển
 
Ngày mồng 6 không khí Tết vẫn còn rộn ràng khắp các nẻo đường, làng quê nhưng tại Cảng cá Thuận An hàng trăm chiếc tàu cập cảng với khoang cá đầy ắp, tấp nập người mua và kẻ bán. Trở về sau chuyến biển đầu tiên của năm Nhâm Thìn, anh Trần Văn Chiến, chủ tàu đánh bắt xa bờ ở xã Phú Thuận vui vẻ nói: “Tàu chúng tôi ra khơi vào sáng mồng 3 Tết, trên tàu có 7 thuyền viên, sau 3 ngày khai thác biển thu được 10 tấn cá, trừ chi phí cho lãi vài chục triệu đồng”. Anh Cao Văn Lời, chủ tàu ở thị trấn Thuận An vui mừng: “Chuyến biển đầu tiên của năm, tàu mô cũng có lộc. Ngư dân rất phấn khởi và chuyến xuất hành đầu tiên đã hứa hẹn một năm mới làm ăn thắng lợi cho bà con nơi đây”.
 

"Lộc" biển đầu năm

 

Toàn tỉnh có gần 2.000 chiếc tàu khai thác biển, với công suất từ 6-250cv; trong đó, có trên 215 chiếc tàu đánh bắt xa bờ, có công suất từ 90cv trở lên. Năm 2011, sản lượng khai thác thủy sản đạt 32.459 tấn, đạt 112% kế hoạch; trong đó, khai thác biển 28.328 tấn, sông đầm trên 4.000 tấn. Thời gian qua, bà con ngư dân đã đầu tư kinh phí cải hoán và sắm mới 20 chiếc tàu đánh bắt xa bờ; đầu tư thêm ngư lưới cụ và mỗi chiếc tàu tham gia đánh bắt từ hai nghề trở lên.

Không những chỉ tàu đánh bắt xa bờ bội thu mà trong những ngày đầu năm hàng trăm chiếc tàu khai thác thủy sản gần bờ có công suất dưới 90cv cũng nhổ neo ra khơi. Nhiều bà con ngư dân ở ven biển đầy ắp niềm vui vì những chuyến biển đầu năm thắng lợi. Nghề khai thác biển gần bờ ngư dân đi biển về trong ngày, 1 giờ sáng ngày hôm nay đi biển đến khoảng 14 giờ chiều cùng ngày vào đến bờ. Ông Nguyễn Văn Tý, ở xã Vinh Thanh (Phú Vang) phấn khởi: “Sau một ngày trời yên biển lặng, trừ mọi chi phí nhà nào cũng có từ 800-1,2 triệu đồng”. Năm nay thời tiết thuận lợi, nên bà con ngư dân ở các xã Vinh Thanh, Phú Hải, Phú Diên... vẫn ra khơi đều đặn trong những ngày Tết, khai thác được lượng hải sản rất lớn. Ước tính mỗi ngày ngư dân thu từ 1-2 tấn cá, tôm, ghẹ... bán được vài triệu đồng, trừ chi phí cho lãi trên dưới 1 triệu đồng. Đó là món quà mà biển đã mang lại cho ngư dân trong những ngày đầu xuân.
 

Bài, ảnh: Minh Hằng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top