ClockThứ Bảy, 08/10/2016 05:46
NGƯ DÂN PHÚ VANG:

Ra khơi trên tàu lớn

TTH - Vươn khơi là ước mơ của hầu hết ngư dân. Sự cố môi trường biển năm nay xảy ra khi Nghị định 67 của Chính phủ đang triển khai với nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho việc phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ. Điều này càng thôi thúc ngư dân vùng đầm phá Phú Vang đầu tư đóng tàu công suất lớn.

Chuẩn bị vươn khơi

Tự tin

17 hồ sơ vay vốn đóng mới tàu công suất lớn năm 2016 của ngư dân Phú Vang đã được ngân hàng chấp thuận. Trong đó, đến tháng 9/2016 đã có 7 chiếc đã hạ thủy, số còn lại các công ty đóng tàu biển địa phương đang rốt ráo thi công.

Ngư dân Nguyễn Thanh Bình, 41 tuổi, ở thị trấn Thuận An hồ hởi: “Cùng con tàu mới vươn khơi mấy chuyến rồi mà nhiều lúc tôi vẫn tự hỏi có phải thực sự mình đã sở hữu một con tàu trị giá hàng tỷ đồng hay không?”. Tâm trạng của ông Bình cũng dễ lý giải, bởi trước đây, khi còn đánh bắt gần bờ với tàu công suất 180CV, thu nhập hàng tháng của gia đình ông được mươi triệu đồng, chỉ đủ tằn tiện qua ngày. Từ khi có tàu công suất lớn, đánh bắt dài ngày trên biển doanh thu mỗi tháng từ 200 đến 300 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng hơn 1 trăm triệu đồng/tháng. Khi mọi người còn râm ran quanh chuyện sự cố môi trường biển thì những ông chủ tàu công suất lớn vẫn yên tâm đánh bắt. Còn hộ ông Trần Quân, trước đây thu mua hải sản trên bờ, lời lãi mỗi tháng chưa tới chục triệu đồng, giờ có tàu hậu cần công suất lớn ra khơi cung cấp nguyên nhiên liệu, thực phẩm và thu mua hải sản ngay trên biển đưa về các cảng cá quanh khu vực miền Trung tiêu thụ, mỗi chuyến lợi nhuận từ vài chục đến hơn trăm triệu đồng là chuyện thường. Nói về chuyện hoàn vốn ngân hàng, ông Quân cười: “Ngày mai là đến kỳ hạn trả nợ ngân hàng, nhưng vợ tui đã chuẩn bị sẵn tiền từ chuyến đi vừa rồi. Nhớ trước đây, cứ nghĩ mỗi tháng trả 50 - 60 triệu đồng mà lo, không dám đăng ký đóng tàu mới, dù mấy anh trên UBND  xã hết lời động viên. Chừ thì yên tâm rồi, cứ như ri trả xong nợ là có của ăn của để”.

Tàu công suất lớn tại cảng cá Thuận An

Năm 2015, sau khi Nghị định 67 ra đời, nghĩ đến chuyện nợ tiền tỷ khiến bà con dè chừng. Toàn huyện Phú Vang chỉ 4 hộ đóng mới tàu công suất lớn. Thế rồi, những mẻ cá bội thu của đồng nghiệp đã thôi thúc họ. Được sự động viên của chính quyền địa phương cùng sự tận tình giúp đỡ trong việc lo hoàn tất thủ tục của các chủ cơ sở đóng tàu, nhiều ngư dân đã mạnh dạn vay vốn đóng tàu lớn vươn khơi.

Còn khó khăn

Ông Ngô Văn Đủ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho biết: “Riêng thị trấn Thuận An đến nay (tháng 9/2016) đã có hơn 10 hồ sơ xin hỗ trợ vay vốn theo Nghị định 67 vào năm 2017. Phía chính quyền thị trấn luôn khuyến khích người dân mạnh dạn vươn khơi. Tuy nhiên, để hồ sơ được chấp thuận, ngư dân còn gặp khó khăn từ nhiều phía”.

Khó khăn đầu tiên do trình độ của nhiều ngư dân hạn chế, ngại tiếp cận với thủ tục vay vốn. Hầu hết đều nhờ vào sự giúp đỡ của Công ty TNHH đóng tàu An Thuận. Nói về vấn đề này, Giám đốc công ty - Phạm Bá Hiếu cười: “Tôi như người vác tù và hàng tổng”, vừa phân tích, động viên ngư dân tham gia, vừa thay họ lo chạy giấy tờ từ A đến Z. Tuy nhiên, mỗi còn tàu hạ thủy tất cả chúng tôi đều thấy được bù đắp”. Khó khăn tiếp theo với ngư dân là phải có 30% tiền vốn đối ứng; trong khi đó, mỗi con tàu trị giá từ 4 đến 10 tỷ đồng. Tính ra, số tiền cần có không hề nhỏ với mỗi gia đình. Để giải quyết vấn đề này, các hộ đã phải huy động nguồn lực từ họ hàng, người thân; các công ty đóng tàu hỗ trợ bằng cách cho nợ một phần chi phí không lấy lãi; các chủ thu mua cũng sẵn sàng ứng tiền đặt cọc để giữ mối. Nhưng, khó khăn hơn cả là việc tiếp cận với ngân hàng, dù mục đích của Nghị định 67 là hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, nhưng khi ngư dân ồ ạt tham gia nhiều hồ sơ phải xếp hàng dài ngày. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bình – Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế thì Chính phủ vẫn đang động viên ngư dân tham gia chương trình vay vốn theo Nghị định 67 để phát triển thủy sản.

Ông La Phúc Thành, Chủ tịch UBND huyện Phú Vang trải lòng: “Ngư dân mạnh dạn vươn khơi phần nào giảm thiểu thiệt hại về kinh tế biển do sự cố môi trường. Cho đến giờ, tất cả tàu công suất lớn ở Phú Vang đều bội thu nên chúng tôi càng tự tin hơn khi sát cánh cùng bà con”.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận
Return to top