ClockChủ Nhật, 05/06/2022 14:15

Ra mắt Quỹ Bảo tồn loài nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6

Ngày Môi trường thế giới 5/6 năm nay đánh dấu sự ra mắt của Quỹ Bảo tồn loài với tổng kinh phí 1,4 triệu USD tại Việt Nam.

Trồng rừng ngập nước: Hạn chế thiên tai & bảo tồn đa dạng sinh họcASEAN cần bảo tồn đa dạng sinh họcTạo hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên

Voọc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Bùi Văn Tuấn.

Đây là Quỹ do Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC), do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, thành lập.

Quỹ nhằm mục tiêu hỗ trợ các tổ chức phí chính phủ và tổ chức xã hội dân sự thực hiện các sáng kiến về bảo tồn đa dạng sinh học và các loài hoang dã. Việc khởi động Quỹ ngày hôm nay là để một lần nữa nhấn mạnh thông điệp của Ngày Môi trường thế giới 2022: bảo tồn đa dạng sinh học và các loài hoang dã trên toàn thế giới là một việc cấp bách.

Quỹ Bảo tồn loài là một trong những hoạt động thuộc hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học có tổng kinh phí là 38 triệu USD. Mục tiêu của Quỹ là tăng cường hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam thông qua sự phối hợp của các tổ chức bảo tồn tại địa phương.

Đặc biệt, Quỹ Bảo tồn loài sẽ hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ địa phương và các tổ chức nghiên cứu, triển khai các hoạt động góp phần bảo tồn các loài hoang dã quan trọng tại thực địa. Quỹ sẽ cấp các gói tài trợ nhỏ, quy mô từ 20.000–50.000 USD, để thực hiện các hoạt động liên quan đến bảo tồn loài trong khoảng thời gian tới 1,5 năm.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên các hoạt động khai thác tài nguyên rừng quá mức, chuyển đổi mục đích rừng và sử dụng đất thiếu quy hoạch trong nhều thập kỷ qua, đã khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp.

Các nguyên nhân này cùng với các hoạt động săn bắt và buôn bán trái phép các loài hoang dã đã khiến nhiều loài động, thực vật bị đe dọa nghiêm trọng với một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhiều loài trong số này là loài đặc hữu, loài biểu tượng như Sao la, thỏ vằn Trường Sơn và một số loài rùa. Quỹ Bảo tồn loài sẽ ưu tiên hỗ trợ các sáng kiến bảo tồn và nghiên cứu tập trung vào các loài đặc hữu, quý hiếm và đang bị đe dọa nguy cấp.

Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học hiện là một trong những nỗ lực chung của Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam về bảo tồn đa dạng sinh học. Hợp phần được thực hiện bởi WWF và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các đối tác khác trong thời gian từ 2021–2026. Hợp phần hướng tới mục tiêu duy trì và tăng cường chất lượng rừng, bảo vệ và bảo tồn các quần thể động vật hoang dã ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn loài – sinh cảnh có giá trị bảo tồn cao tại Việt Nam.

Ông Vũ Văn Hưng, Phó Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc Dự án VFBC, cho biết: “Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học triển khai trên 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Chúng tôi mong rằng các sáng kiến của Quỹ Bảo tồn loài sẽ có thể gắn kết với các hoạt động của hợp phần nhằm phát huy tối đa hiệu quả, cũng như tăng cường sự tham gia của các tổ chức tại cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học”.

Quỹ Bảo tồn loài sẽ bắt đầu nhận hồ sơ tham gia đề xuất sáng kiến từ tháng 6.

Theo nhandan.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Văn kiện Đảng Toàn tập (1924 - 2020) sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng

Chiều 4/4, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Xuất bản Văn kiện Đảng Toàn tập (1924 - 2020) Trương Thị Mai chủ trì buổi làm việc của Hội đồng Xuất bản và Ban Chỉ đạo xây dựng bản thảo về các nội dung liên quan đến việc xuất bản bộ sách.

Văn kiện Đảng Toàn tập 1924 - 2020 sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

TIN MỚI

Return to top