ClockThứ Sáu, 29/07/2022 15:08

Rà soát kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

TTH.VN - Ngày 29/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc giai (MTQG) đoạn 2021-2025 với các địa phương về kết quả thực hiện các chương trình MTQG 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm.

Rà soát, phân bổ 95.000 tỷ đồng thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc giaThực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vữngTín dụng chính sách, hỗ trợ lãi vay ổn định đời sốngTạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG đoạn 2021-2025 - Phạm Bình Minh nêu rõ, 3 chương trình MTQG được thực hiện trong giai đoạn này gồm: Xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói giảm nghèo bền vững. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu, việc thực hiện 3 chương trình MTQG còn chậm, vì thế các đại biểu cần tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình MTQG.

Báo cáo từ các địa phương cho thấy, đến hết ngày 26/7, đã có 33/52 địa phương đã trình HĐND cấp tỉnh thông qua nghị quyết phân bổ vốn ngân sách Trung ương, trong đó có 22 địa phương đã hoàn thành việc giao kế hoạch vốn; 7/52 địa phương đang trình HĐND cấp tỉnh; 12/52 địa phương còn lại đang trong quá trình xây dựng nghị quyết trình HĐND cấp tỉnh.

Tại Thừa Thiên Huế, thời gian qua đã huy động hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, thực hiện mục tiêu nhiệm vụ từng chương trình; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh. Định mức, tiêu chí phân bổ vốn cho 3 CTMTQG; kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, dự toán vốn đầu tư phát triển năm 2022 nguồn ngân sách nhà nước đã được HĐND tỉnh thông qua. Đối với quy chế quản lý tổ chức thực hiện và chơ chế lồng ghép, huy động vốn thực hiện 3 CTMTQG giai đoạn 2021-2025 dự kiến ban hành trong tháng 8.

Tin, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top