ClockThứ Sáu, 01/12/2017 13:41

Rà soát từ khâu cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường

TTH - Thực hiện đề án kiểm soát đặc biệt về môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã rà soát, đưa 28 doanh nghiệp (DN) vào diện kiểm soát đặc biệt.

Giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tưGiao kế hoạch vốn đầu tư cho Bảo hiểm Xã hội Việt NamHoàn thiện chính sách về đầu tư xây dựngTriển khai các dự án sau kêu gọi đầu tư: Từng bước gỡ khóViệt Nam đứng đầu danh sách thu hút đầu tư nước ngoài

Mục tiêu của đề án là kiểm soát được ô nhiễm môi trường, không để bị động như thời điểm năm 2016 khi xảy ra sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung do dự án (DA) Formosa gây ra.

Sở TN&MT tiến hành lấy mẫu quan trắc môi trường nước ở vùng biển Phú Lộc

Đề án nêu rõ 6 loại hình DN có nguy cơ ô nhiễm cao, hoạt động trong các lĩnh vực như xi măng, nhiệt điện, khai thác khoáng sản… Ngoài DA Formosa đang chịu sự giám sát đặc biệt của Bộ TN&MT, 27 DA khác thuộc diện kiểm soát đặc biệt gồm: khu liên hợp gang thép Hòa Phát (giai đoạn III), Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (Bình Thuận), Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh), Trung tâm điện lực Thái Bình, Vonfram Núi Pháo (Thái Nguyên), khu mỏ tuyển đồng Sinh Quyền (Lào Cai), tổ hợp bauxit-nhôm Tân Rai và Nhân Cơ, mỏ sắt Thạch Khê, nhà máy giấy Lee& Man (Hậu Giang), nhà máy bột giấy VNT 19 (Quảng Ngãi), nhà máy giấy An Hòa (Tuyên Quang), nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy hóa chất, phân bón DAP số 1 Đình Vũ (Hải Phòng), DAP Lào Cai, nhà máy sản xuất phốt pho vàng Việt Nam (Lào Cai), khu công nghiệp Tằng Loỏng (Lào Cai), Khu công nghiệp Texhong, Khu công nghiệp Lai Vu, Khu công nghiệp Xuyên Á, các DA Khu liên hợp sản xuất lọc hóa dầu Bình Sơn, Long Sơn và Nghi Sơn, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (TP. Hồ Chí Minh) và Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Hà Nội).

Thừa Thiên Huế không có DA nào nằm trong danh sách kiểm soát đặc biệt về môi trường là nhờ tỉnh luôn đề cao tiêu chí rà soát DA ngay từ khâu cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường… để có giải pháp phòng ngừa. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm và triển khai thực hiện việc phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ, cải thiện môi trường thông qua việc thu hút, khuyến khích các DA đầu tư ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, DA sử dụng năng lượng sạch, công nghệ xanh. Thông qua nhiều nguồn vốn được huy động, kêu gọi, tỉnh cũng đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để xử lý ô nhiễm liên quan đến chất thải rắn, nước thải đô thị, công nghiệp và y tế.

Công tác kiểm soát ô nhiễm thông qua hoạt động quan trắc môi trường luôn được đơn vị chức năng duy trì thực hiện theo đúng kế hoạch. Hằng năm, Sở TN&MT thường lên kế hoạch triển khai các đợt kiểm tra, kiểm soát theo các lĩnh vực, chủ đề như y tế, du lịch, chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Việc kiểm soát theo từng thành phần môi trường nước, đất, không khí; kiểm soát các nguồn thải tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng được triển khai đồng bộ, tích cực tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các đô thị, vùng nuôi trồng thủy sản, các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhờ đó, đã cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác tuyên truyền, xây dựng các chương trình, DA khắc phục ô nhiễm, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường.

Nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn đã được đề xuất di dời và một số điểm có nguy cơ ô nhiễm cũng được khuyến cáo điều chỉnh khắc phục. Đơn cử như tình trạng cá chết hàng loạt xảy ra ở nhiều địa phương như Phú Lộc, Hương Trà, Quảng Điền trong thời gian gần đây được cơ quan chuyên môn xác định xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ngoài ảnh hưởng từ việc xả thải của các công trình xây dựng, chất lượng môi trường nước giảm sút, nguyên nhân chính yếu còn do người nuôi chưa tuân thủ quy trình thả nuôi, chăm sóc, như số lượng nuôi dày đặc, không xử lý ao, lồng nuôi, phế phẩm, phế thải hợp lý…

HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

TIN MỚI

Return to top