ClockChủ Nhật, 02/02/2014 19:33

Ra Thương Bạc xem bài chòi

TTH.VN - Không cần phải về các làng quê, năm ba ngày Tết, muốn tham gia bài chòi cứ ra công viên Thương Bạc…

Không kể tuổi tác, chẳng phân biệt nam, nữ và quan trọng là không đặt nặng tính ăn thua, bài chòi - trò chơi dân gian thường diễn ra trong những ngày xuân – đã tạo thêm nét sôi động, vui tươi cho người dân thành phố và khách thập phương.

Theo ông Nguyễn Văn Dấu – GĐ Trung tâm TDTT thành phố Huế, thêm sôi động, lôi cuốn người chơi, mấy năm qua, trung tâm đã mời ông Trần Duy Đối và bà Trần Thị Hoa (Cầu Ngói Thanh Toàn) về làm “ông hiệu, bà hiệu” dẫn xướng bài chòi.

Mới nhập cuộc, cả công viên đầy ắp tiếng cười ngả nghiêng bởi  câu hò “đi chợ” dí dỏm của “ông hiệu” Trần Duy Đối:

“Đầu năm đầu tháng ai ráng em chưa

Cho anh ráng cái mì xưa đỡ thèm”…

Khi cả hội bài chòi giảm bớt tràng cười ngả nghiêng, “ông hiệu” tiếp tục

“Đi mô cắp tráp đi hoài
Cử nhân không phải, tú tài cũng không”. Huơ con… Trò
Rồi:
Nửa đêm gà gáy le te
Muốn đi rón rén đụng nghe cái rầm”. Huơ con…Ầm
 
Không chỉ những câu đã thuộc lòng theo "bài bản", đôi lúc để người chơi, người xem bớt nhàm chán, “ông hiệu” cũng phải “tư duy” ra những câu hò khiến người nghe đi từ ngạc nhiên đến… bò lăn ra cười.
 
"Ai làm thượng hạ bất thông
 
Bàng quang bể thủng sớm trông tối ngày. Huơ con… Bí
 
Hay:
 
“Anh thương em không dám vô nhà
 
Anh đi ngang cửa ngõ ai có gà bán không”. Huơ con…Gà
 
Theo “ông hiệu” Trần Duy Dối, những câu hò của bài chòi chủ yếu được truyền khẩu và người hò tự thêm thắt nên đôi lúc những câu hò dí dỏm ngoài thanh vẫn có tục. Dẫu vậy, cái tục - chủ yếu là tếu táo - chẳng quá đà, được người nghe chấp nhận, xem nó là một phần không thể thiếu để làm nên những tràng cười sảng khoái trong mấy ngày xuân.

Một số hình ảnh tại hội bài chòi tổ chức ở công viên Thương Bạc chiều mùng 3 Tết:


Dù trời nắng gắt nhưng hội bài chòi vẫn thu hút đông đảo người chơi

Không kể tuổi tác...


hay giới tính.


Hội bài chòi có sôi nổi hay không tùy thuộc vào những câu hò dí dỏm của "ông hiệu" 


Chăm chú lắng nghe những câu hò của "ông hiệu"


Để rồi khi hiểu ra, người chơi lẫn người xem ngả nghiêng vì cười


Không đặt nặng tính ăn thua vậy nên phần thưởng lớn nhất dành cho người thắng cuộc chính là những trận cười sảng khoái đầu xuân.

Võ Nhân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Return to top