ClockThứ Tư, 11/12/2019 14:33

Rác có tiền và rác không tiền

TTH - Rác thải đô thị trở thành vấn đề lớn của mọi thành phố phát triển. Cứ mỗi ngày, một người dân thải chừng 0,5 - 1kg rác thải thì ước tính TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ xử lý như thế nào. Để thành phố sạch, một bộ máy khổng lồ của các công ty môi trường phải làm việc suốt ngày đêm. TP. Huế bây giờ chắc vào khoảng 350 ngàn dân. Vậy mỗi ngày thải ra bao nhiêu tấn rác!?

Rác tái chế đổi hơn 100 phần quàCông nghệ xử lý rác thải tiên tiến được lựa chọnPhấn đấu 100% các khu du lịch biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Vấn đề của rác thải không chỉ là thu gom, phân loại mà còn xử lý, tái chế, bến bãi, nguồn nước…Ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong một thông tin trên trang mạng cá nhân cho biết, tỉnh ta trả chưa đến 400.000 đồng để xử lý một tấn rác. Theo Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị, mỗi ngày Huế thải ra khoảng 260 tấn rác, thì cũng đồng nghĩa mỗi tháng Huế bỏ ra chừng hơn 3 tỷ để xử lý rác. Đây chỉ mới nói đến rác thải sinh hoạt chứ còn vô số các loại rác thải khác. Khi ngành bất động sản và thị trường địa ốc phát triển; ngành công nghiệp, xây dựng phát triển mạnh, thì môi trường lại đón thêm rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng…

Trước đây, xử lý rác (sinh hoạt) chủ yếu là qua phương thức chôn lấp. Lúc đó tình hình kinh tế còn nghèo, đất đai còn rộng, mật độ dân số, ngay ở vùng ven thành phố cũng chưa cao, rác thải còn ít nên làm theo phương thức này còn được. Giờ thì ngay cả nhiều vùng nông thôn cũng biến thành đô thị, mật độ dân số cao lên. Đất đâu mà chôn mãi? Trên cả nước không ít nơi người dân ra chặn cả xe chở rác đến bãi chôn lấp vì mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường người dân không chịu được. Ở tỉnh ta, người dân vùng Thủy Phương (Hương Thủy) cũng một thời hứng chịu tình cảnh này khi nhà máy xử lý rác Thủy Phương thải ra “mùi không chịu được”.

Báo chí vừa rồi loan tin, một trang trại bò gia đình ở Pháp chăn nuôi làm bốc mùi hôi ra hàng xóm. Và người dân đã theo đuổi vụ kiện này 10 năm và vừa thắng kiện. Việt Nam mình chưa thấy luật lệ nghiêm như vậy. Và người dân có lẽ cũng không đủ kiên trì để theo đuổi những vụ kiện như vậy!

Theo ông Phan Thiên Định, hàng năm, tiền ngân sách phải bỏ ra 60 -70% để xử lý rác, tức là người dân chỉ đóng góp từ 30 - 40% nguồn chi qua phí môi trường. Nếu người dân cẩn trọng phân loại rác, không vứt rác bừa bãi thì có thể tiết kiệm được một nguồn chi không nhỏ từ ngân sách. Và vì thế, Nhà nước có điều kiện hơn để chăm lo các lĩnh vực phúc lợi công cộng khác. Nêu vấn đề để thấy rằng, mỗi người dân nên ý thức chia sẻ với chính quyền. Chia sẻ với chính quyền trong việc này cũng có nghĩa là giành lấy quyền lợi của chính người dân.

Cũng theo ông Phan Thiên Định, hiện nay tỉnh đang cân nhắc, tìm kiếm kỹ lưỡng phương thức (chọn công nghệ) để xử lý rác phù hợp. “Đầu tư đốt rác phát điện đang là công nghệ có tính khả thi nhất về mặt kinh tế hiện nay so với các công nghệ xử lý khác (do chính sách ưu đãi về giá mua điện của Chính phủ và các dự án tài trợ tín dụng quốc tế về bảo vệ môi trường)" – ông Định nói. Dẫn nguồn từ các chuyên gia, ông “hài hước”:

“ … Rác Việt Nam là loại rác được phân loại đầu nguồn tốt nhất; chia làm 2 loại: loại có tiền và loại không có tiền. Loại có tiền thì người ta đã thu mua ve chai hết, loại không có tiền thì Nhà nước giao cho doanh nghiệp xử lý rác làm”.

Người dân và doanh nghiệp thải ra rác thải, chính quyền thu góp xử lý rác cho dân và doanh nghiệp. Trong mối quan hệ này, có vẻ như chính quyền là bên xử sự “rộng rãi” hơn người dân và doanh nghiệp. Nhưng đó là sứ mệnh của chính quyền khi cung cấp dịch vụ công. Vấn đề là hai bên hiểu rõ tính chất để hợp tác sao cho có lợi nhất.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn
Đông Nam Á thu hút các công ty năng lượng thăm dò khí đốt

Các công ty năng lượng đang tăng cường các hoạt động thăm dò khí đốt ở khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy sản lượng khí đốt tự nhiên, đồng thời đáp ứng mức tăng trưởng về nhu cầu trong dài hạn, nhờ những phát hiện gần đây và chính sách đầu tư được cải thiện.

Đông Nam Á thu hút các công ty năng lượng thăm dò khí đốt
Biến rác thành .. tiền

Rất vui khi cuối năm 2023, nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn (Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích hơn 11ha đi vào hoạt động. Nhà máy này được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61MT/2016/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải đáp ứng theo tiêu chuẩn châu Âu; xử lý nước rỉ rác và tuần hoàn sử dụng trong hoạt động không phát tán mùi hôi, giải quyết việc ô nhiễm mùi ra môi trường.

Biến rác thành  tiền

TIN MỚI

Return to top