ClockThứ Bảy, 31/10/2015 17:05

Ráng mà chịu!

TTH -  Nhà ở phía tây thành phố, nên buổi sáng, tôi thường cho con đi học sớm. Phần vì để con có thời gian ăn sáng, nhưng phần nhiều hơn là để tránh kẹt xe cục bộ vào giờ tàu qua. Kinh nghiệm cho thấy, cứ để trễ hơn hàng ngày 5-7 phút là phải mất đến 10-15 phút trước đoàn xe ô tô, xe máy, xe đạp dày dặc từ cuối chân dốc đến tận đỉnh dốc.

Thế nên sáng nay, tôi hơi cáu khi con vác cặp xuống muộn. Con tôi vội vã nói là vì ủi cái áo. Tôi đang định nhắc nhở thì con phân trần: áo hôm qua con ủi rồi, treo lên để sáng mai mặc rồi nhưng té ra là người ta đính lệch cả hàng khuy. Rứa là con phải tìm áo khác…

Trưa về, thấy con cười khúc khích từ ngay ngoài cổng trường, xem chừng có điều gì thú vị lắm. Khi vừa yên vị, nàng liền líu lo: Cái áo đồng phục đặt may ở trường của con mới chỉ lệch hàng khuy thôi, chứ áo của con bạn con, người ta còn may logo vào phía trong của tay áo nữa, mẹ nờ. Rứa mà sáng nay hắn cũng mặc. Hỏi thì hắn bảo lỡ rồi. Tìm áo khác lại trễ học mất. Mà mẹ, rứa là buổi sáng, tụi con có hẳn một chủ đề về chuyện áo quần ni luôn. Có đứa kể quần của hắn không gài được vì quá chật. Thằng khác lại bảo quần hắn mặc vô là phải vừa đi vừa giữ vì quá lỏng. Hắn nói là lỏng cả nạm luôn đó mẹ. Tụi con cười muốn chết…!

Tôi cũng bật cười trước sự ngộ nghĩnh trong câu chuyện con kể và bảo, sao các con không tự chọn bộ nào vừa người rồi hẵng lấy. Con tôi giãy nảy: thợ đến trường, đo cho từng người trong từng lớp đó mẹ. Con cũng chịu, không hiểu vì răng lại có chuyện lạ rứa chớ! Mà cũng tại tụi con chủ quan, chứ cô chủ nhiệm cũng dặn hôm nhận là áo quần bạn nào có vấn đề gì thì liên hệ với trường để điều chỉnh, thay đổi, mà đứa mô cũng đến chừ mới lôi ra mặc thì ráng mà chịu!

Trong bữa ăn trưa, chồng tôi phàn nàn, răng trường mô cũng bắt học trò phải lên trường đo ni đóng giày rồi lỡ xôi lỡ việc, rồi lại mang tiếng mang tăm về việc có hay không việc trích % với nơi may đo. Nếu trường chỉ phát lô gô thôi, rồi học sinh chỉ cần may hoặc đính vào đồng phục trên mẫu mà trường đưa ra, hoặc cho vài địa chỉ đơn vị hợp đồng để học sinh tự đến may, có khi lại tránh được những sự lố của mấy đứa nhỏ như vừa kể…

Tôi bảo, chịu, không biết được thì chồng buông câu: thì rứa, nên ráng mà chịu!

Nguyễn Lê An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top