Thế giới

Rào cản của châu Phi trong nỗ lực tiếp cận với vắc-xin COVID-19

ClockThứ Bảy, 12/12/2020 15:56
TTH.VN - Vắc-xin COVID-19 hiện đang được sử dụng ở châu Âu, trong khi châu Phi hy vọng sẽ bắt đầu tiêm thuốc vào giữa năm 2021. Từ nay cho đến lúc đó, lục địa gồm 54 quốc gia sẽ cần phải thiết lập sẵn sàng các dịch vụ hậu cần cần thiết, chẳng hạn như hệ thống điện lạnh.

Thế giới có hơn 15 triệu ca Covid-19, WHO lo dịch bùng mạnh ở châu PhiLo chống COVID-19, nửa triệu bệnh nhân AIDS châu Phi có thể tử vongHàng triệu bà mẹ và trẻ em có thể tử vong do những hệ luỵ từ COVID-19WHO: Cần thận trọng với các lệnh dỡ bỏ hạn chếDấu mốc 70 triệu ca COVID-19 phủ bóng đen lên Giáng sinh ở nhiều nước

Công tác tiêm phòng vắc-xin COVID-19 ở châu Phi được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức. Ảnh minh họa: TTXVN

Hy vọng nhận được vắc-xin của châu Phi được nêu ra từ sáng kiến ​​COVAX toàn cầu nhằm mua và cung cấp vắc-xin cho những người nghèo nhất thế giới. Tổng thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đã nhắc lại rằng vắc-xin mới được coi là “hàng hóa công cộng toàn cầu” được cung cấp cho tất cả mọi người trên thế giới. Ông đã kêu gọi quyên góp số tiền 4,2 tỷ USD trong hai tháng tới cho COVAX.

Trước đó, ông John Nkengasong, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (CDC Châu Phi), nói trong một cuộc họp báo trực tuyến rằng sẽ là “cực kỳ khủng khiếp khi chứng kiến” các nước giàu nhận được vắc xin COVID-19 trong khi các nước châu Phi lại không có.

Theo ông Nkengasong, nhiều khả năng châu Phi sẽ chưa thể bắt đầu tiêm phòng cho đến giữa năm 2021. Ông ước tính thậm chí có thể phải đến tháng 10 mới đảm bảo tổng số 1,5 tỷ liều vắc-xin cần thiết cho 60% dân số của lục địa 1,3 tỷ dân này. Chi phí sẽ là từ 7 tỷ đến 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, không có nhiều quốc gia ở châu Phi có thể mua được vắc-xin COVID-19. Vì vậy, COVAX được lập nên để giải quyết vấn đề đó, nhằm đảm bảo các nước nghèo nhận được thêm viện trợ tài chính.

Nhưng ngay cả những loại vắc-xin đã có trên thị trường cũng không thể được sử dụng nếu không giải quyết các vấn đề của châu Phi. Ví dụ, vắc-xin BioNTech-Pfizer được sử dụng ở Anh phải được giữ lạnh ở âm 700C. Bà Michelle Seidel, chuyên gia về chuỗi cung ứng của UNICEF cho biết: “Chúng tôi dự đoán các các khó khăn xung quanh việc bảo quản và phân phối các loại vắc xin cụ thể đó ở nhiệt độ rất thấp âm 700C.”

Ở nhiều vùng nông thôn ở châu Phi, hầu như không có mạng lưới điện. Các thành phố lớn thì thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất điện. Bà Seidel cho biết thêm: “Các tủ đông nhiệt độ cực thấp yêu cầu phải có máy phát điện dự phòng hoặc nhiên liệu phát điện dự phòng. Điều đó sẽ là một thách thức”.

Chuyên gia sức khỏe Yap Boum nhìn thấy một thách thức khác: “Chúng tôi dự đoán một số phản kháng từ những người tiêm vắc-xin COVID-19 vì tranh luận xung quanh các loại vắc-xin, nhưng cũng có tranh luận về các thử nghiệm COVID ở châu Phi.”

Ngoài ra, Giám đốc CDC Châu Phi Nkengasong nói rằng ít nhất 60% dân số Châu Phi sẽ cần được tiêm phòng trong vòng 2-3 năm tới. Ông cảnh báo: “Nếu thời gian trì hoãn kéo dài đến 4-5 năm thì vi-rút này sẽ trở thành dịch bệnh trong cộng đồng của chúng tôi.”

Anh Tuấn (Lược dịch từ DW)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi

Tổ chức chống đói nghèo Oxfam mới đây cảnh báo rằng, hơn 24 triệu người ở miền Nam châu Phi phải đối mặt với nạn đói, suy dinh dưỡng và khan hiếm nước do hạn hán và lũ lụt, trong khi các chuyên gia cho rằng, tình hình có nguy cơ leo thang thành “tình trạng nhân đạo không thể tưởng tượng được”.

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi
Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi

Chiều ngày 14/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết đang tiếp nhận điều trị một bệnh nhi (BN) bị chó cắn nghiêm trọng phải khâu 50 mũi, trong đó có nhiều vết thương ở mặt.

Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Tiêm phòng dại tăng, cần quản lý tốt vật nuôi

Sau tết Nguyên đán, số người đến tiêm vắc-xin phòng dại tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh tăng đột biến. Điều đáng lo ngại là hiện nay, một số người dân vẫn áp dụng đặt ngọc, đắp lá thuốc thay vì điều trị dự phòng bằng vắc-xin…

Tiêm phòng dại tăng, cần quản lý tốt vật nuôi
Return to top