ClockChủ Nhật, 21/05/2017 07:10

Rạp phim nhà người ta

TTH - Liên hoan phim châu Âu được tổ chức nhằm giới thiệu di sản điện ảnh phong phú, văn hóa đa dạng và sự sáng tạo đương đại của “lục địa già”. Lần đầu tiên, cùng với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, sự kiện văn hóa mang tính quốc tế này được tổ chức tại Huế.

Chỉ nhìn vào danh sách các bộ phim châu Âu được chọn trình chiếu, dễ dàng thấy đây là cơ hội để người Huế có thể tiếp cận với những tác phẩm điện ảnh hàng đầu thế giới. Các bộ phim chủ yếu xoay quanh chủ đề “lòng khoan dung và sự tôn trọng” và hầu hết đều được lựa chọn tham dự các liên hoan phim trong nước và quốc tế cũng như giành được nhiều giải thưởng danh tiếng trên toàn thế giới.

Người Huế chào đón Liên hoan phim châu Âu lần thứ 18 với tất cả sự hăm hở. Trung bình, mỗi bộ phim trình chiếu có lượng vé miễn phí phát ra 200 - 500 vé và những buổi chiếu đầu tiên gần như sạch vé. Thói quen xem phim rạp tưởng không còn, nay như được sống lại. Những người tổ chức đã có lý khi chọn Huế chứ không một địa phương nào khác, bên cạnh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Huế đã và đang là một trong những cái nôi văn hóa hàng đầu của quốc gia.

Điều đáng suy nghĩ là rạp phim. Hà Nội chọn Trung tâm Chiếu phim Quốc gia. Khỏi phải bàn cãi, đây là địa chỉ chiếu phim hàng đầu cả nước. Trung tâm Chiếu phim Quốc gia được thiết kế đa năng với hệ thống rạp chiếu phim hiện đại gồm 10 phòng chiếu, trình chiếu được tất cả các thể loại phim: 35mm, 2D, 3D và 4D cùng với tổ hợp Khu trưng bày điện ảnh - Biểu diễn nghệ thuật - Tổ chức sự kiện và các dịch vụ giải trí. Các phòng chiếu phim của trung tâm có tổng cộng 1.522 chỗ ngồi với hơn 60 suất chiếu/ngày.

TP. Hồ Chí Minh không hề kém cạnh với Cine Star. Nằm ngay trung tâm quận 1, cụm rạp này có một không gian giải trí rộng lớn, gồm 6 khán phòng với trên 1.100 chỗ ngồi. Khán giả được trải nghiệm hệ thống âm thanh mới nhất Dolby Atmos tại khán phòng Cinestar. Nếu Dolby Surround 7.1 đem đến cho người nghe sự sống động và trung thực trong âm thanh thì Atmos sẽ nâng chất lượng đó lên thêm nhiều lần nữa. Kể từ chuẩn Atmos, các nhà làm phim có thể thoải mái sáng tạo các hiệu ứng âm thanh, tiếng động mà họ muốn.

Còn Huế, đó là rạp chiếu bóng Đông Ba. Khỏi phải nhiều lời, rạp Đông Ba, tên cũ là Tân Tân, có tuổi đời trên 60 năm, là ký ức đẹp của bao dân ghiền xi - nê Huế. Thế nhưng, những gì mà rạp Đông Ba đang có thật đáng buồn. Tiền sảnh được cho thuê kinh doanh thật ngổn ngang. Rạp chiếu bóng rộng chỉ khoảng 500 m2 này không có bãi giữ xe, lâu ngày chưa được sửa chữa lớn, thiết bị lỗi thời, không còn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của người xem phim.

Nhìn quanh mới thấy, trong 4 rạp chiếu phim “vang bóng một thời” ở Huế sau ngày giải phóng 1975 nay chỉ có rạp Đông Ba vẫn còn hoạt động. Còn rạp Hoàn Mỹ đã đóng cửa. Rạp Gia Hội (tức Châu Tinh) cho thuê kinh doanh. Rạp Hưng Đạo trở thành Nhà văn hóa thành phố Huế. Sau ngày giải phóng có thêm Trung tâm Văn hóa thông tin, nhưng đó không phải là một rạp chiếu phim chuyên dụng và cũng đã xuống cấp quá rồi. Kể thêm là Lotte Cinema Huế. Thế nhưng, nó không thuộc quyền quản lý của Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Thừa Thiên Huế.

Năm 2009, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt dự án đầu xây dựng mới trung tâm chiếu phim cho Huế. Tôi đã đọc nội dung. Nó không bề thế và quy mô kiểu như Trung tâm Chiếu phim quốc gia nhưng nếu được xây dựng thì Huế cũng có thể “mở mày, mở mặt” được với thiên hạ. Điều khiến ta phải suy nghĩ là cũng đã gần 9 năm trôi qua và Huế vẫn phải đưa rạp Đông Ba làm nơi tổ chức chiếu phim trong Liên hoan phim châu Âu hiếm hoi ở đất Cố đô.

Mọi sự so sánh đều khập khễnh. Nhưng, chính những sự kiện văn hóa lớn kia là lúc để Huế nhìn lại. Thành phố văn hóa du lịch của chúng ta còn thiếu quá nhiều thiết chế văn hóa xứng tầm.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mai, Đào và cách quản lý khán giả chưa đủ tuổi đến rạp

Những ngày qua, hai bộ phim điện ảnh “Mai” do Trấn Thành làm đạo diễn và “Đào, phở và Piano” là chủ đề được bàn tán sôi nổi nhất trên các diễn đàn mạng xã hội. Một bên là phim do tư nhân sản xuất, bên khác là do Nhà nước đặt hàng. Điểm chung là hai phim này đều nhận được sự quan tâm của công chúng, khán giả cả nước.

Mai, Đào và cách quản lý khán giả chưa đủ tuổi đến rạp
Rạp phim đâu chỉ có người trẻ

Dạo này, không chỉ bạn trẻ mà cả người lớn, trẻ em đến rạp chiếu phim nhiều hơn. Mà cũng phải, bây giờ rạp chiếu phim sang chảnh lắm, tha hồ check-in rồi ăn uống, vui chơi.

Rạp phim đâu chỉ có người trẻ
“Đại tiệc” văn hóa châu Âu trở lại Huế

“Dù có những thất bại, cô đơn và mất mát, nhưng chúng ta vẫn phải cố gắng, bởi chúng ta có sự yêu thương và khát vọng hướng tới một tương lai tươi sáng hơn” – đó là thông điệp mà Ban Tổ chức Liên hoan phim châu Âu tại Việt Nam 2020 gửi đến người xem trước bối cảnh thật khó đoán định khi mà cả thế giới đảo lộn bởi dịch bệnh COVID-19.

“Đại tiệc” văn hóa châu Âu trở lại Huế
Rạp phim hút giới trẻ

Nhiều bạn trẻ khẳng định, với họ xem phim rạp giờ là thói quen, là món ăn tinh thần không thể thiếu. Điều đó có được là nhờ sự đầu tư cả về chất lẫn lượng, khi Huế ngày càng có nhiều hơn những rạp phim hiện đại, “sang chảnh” không thua gì các thành phố lớn.

Rạp phim hút giới trẻ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top