Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Rau càng cua tốt cho tim mạch, huyết áp, giảm béo
TTH - Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia peliucida, có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, làm món ăn ngon.
Rau càng cua có tác dụng chữa trị chứng nhiệt miệng (nổi mụn hoặc lỡ miệng do nóng), huyết nhiệt sinh mụn nhọt, vị nhiệt sinh táo bón, tiểu buốt gắt hoặc đau mỏi cơ khớp do thời tiết, rau có tính hàn (tính mát) nên người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
![]() |
Tuy cung cấp nhiều chất nhưng rau càng cua là loại rau ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo. |
Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, 5,2mg vitamin C, 34mg photpho, 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, sắt 3,2mg, carotenoid 4.166 UI, cung cấp cho cơ thể 24 calori. Chất vitamin C, carotenoid tăng khả năng miễn dịch, ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể. Chất photpho, canxi giúp trẻ em phát triển xương, ngăn ngừa còi xương và chữa chứng loãng xương người lớn.
Trong rau chứa nhiều chất sắt giúp bổ sung chất sắt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp...
Tuy cung cấp nhiều chất nhưng rau càng cua là loại rau ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo.
Một số bệnh thông thường có thể dùng rau càng cua để chữa trị như viêm họng khô cổ khản tiếng dùng 100g rau để nhai, khi nhai nên kèm theo chút muối hoặc giã, xay vắt nước uống. Người bị nóng nhiệt, tiểu gắt, táo bón có thể dùng 100 - 200g rau càng cua nấu nước uống mỗi ngày. Những người bị mụn, ung nhọt dùng lá xay nhuyễn đắp vào rất mau lành. Ngoài ra, các nhà hàng hay dùng rau càng cua bóp giấm trộn với thịt bò hoặc trứng gà có tác dụng thanh nhiệt, chữa chứng thiếu máu.
Lương y Nguyễn Phước Thành - Theo Bee.net.vn
- Phong Điền yêu cầu đóng cửa 1 cơ sở bán lẻ thuốc tân dược (01/07)
- Thành lập mạng lưới ghép giác mạc Miền trung - Tây Nguyên (01/07)
- Bộ Y tế: Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thiếu thuốc, vật tư y tế (01/07)
- 300 đơn vị máu hưởng ứng chiến dịch "Giọt máu hồng- Hè năm 2022" (30/06)
- Bộ Y tế yêu cầu báo cáo tình hình nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc (29/06)
- Kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Đông y tỉnh (29/06)
- Bổ sung kiến thức dân số - kế hoạch hoá gia đình cho công nhân lao động (28/06)
- Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm và biến chứng (28/06)
-
Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Tuyên truyền để người dân đồng thuận tiêm mũi 4 vắc-xin phòng COVID-19
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
-
Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Bổ sung kiến thức dân số - kế hoạch hoá gia đình cho công nhân lao động
- Cả nước ghi nhận 77.000 ca sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết
- Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm và biến chứng
- Chưa chuyển bệnh Covid-19 sang bệnh nhóm B