ClockThứ Tư, 07/08/2013 06:41

Rau sạch = rau không sạch

TTH - Vấn đề này lại được TS Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh nêu ra tại Hội nghị Tỉnh uỷ vừa qua một cách hết sức quan ngại. Lâu nay, lượng rau xanh tại thị trường Thừa Thiên Huế chủ yếu vẫn được lấy từ Đà Lạt. Tuy nhiên thời gian gần đây, việc dẫn nguồn rau thực phẩm từ vùng nguyên liệu này đã phần nào mất đi sự tin cậy khi người ta phát hiện ra khoai tây nhiễm độc của Trung Quốc núp danh khoai tây Đà Lạt. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ hàng ngày vẫn cao và hàng thực phẩm các loại vẫn về chợ, vào siêu thị...

Vấn đề ở đây là người dân vẫn chưa có sự lựa chọn nào khác trong khi nguồn rau tại chỗ trên địa bàn chưa đủ cung cấp. Hơn nữa, việc sử dụng và tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trên rau trái lại là điều chưa thể kiểm soát cũng như kiểm chứng hết được, nhất là khi điều đó lại nằm ngoài tầm với của các cơ quan chức năng vốn mỏng về nhân lực, thiếu về phương tiện.

Khẳng định sự cần thiết của mô hình rau sạch đã và vẫn đang được đầu tư tại Quảng Điền và Hương Trà, nhưng TS Trần Ngọc Nam đã nhìn từ một khía cạnh khác khi bà con làm đúng theo quy trình VietGAP, nhưng càng làm thì càng lỗ và chưa thể đứng chân trên thị trường, dù với một lượng nhỏ. Từ đó, phép tính rau sạch = rau không sạch là thừa nhận sự chưa hiệu quả, dù đang được đầu tư và khuyến khích bà con nhân diện. Không chỉ là việc cần thiết xây dựng một chiến lược đưa rau sạch đến tay người tiêu dùng thuần về thị trường, thuần về thói quen mà còn là ý thức bảo vệ, nâng chất lượng sống lâu dài mà còn phải xây dựng lòng tin cho người sản xuất, gieo trồng bằng những lợi ích hữu hiệu. Cũng vì chưa xác lập được điều này nên theo TS Trần Ngọc Nam, nguy cơ vùng rau sạch thành không sạch rất cao.

“Việc áp dụng khoa học công nghệ nên được đưa vào để các địa phương quán triệt và tham gia. Theo tôi, việc ứng dụng này cần phải được đưa vào nông thôn mới như một nhiệm vụ bắt buộc. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành nếu các địa phương cần và yêu cầu đội ngũ khoa học công nghệ và sẽ tập trung nguồn lực, dù còn eo hẹp để tiến hành”, TS Trần Ngọc Nam quả quyết.

Khi đối chiếu với các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, chúng tôi cũng nhận thấy, yếu tố này chưa được đưa vào như một yêu cầu mà mới chỉ có tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia, các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường, không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định...Vậy nên, sự vận dụng linh hoạt và thiết thực ở từng địa phương cụ thể có lẽ cũng là điều nên thảo luận để mang lại hiệu quả cao hơn, nhất là khi “tư lệnh” của lĩnh vực này cho thấy, họ đã sẵn sàng.

Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Return to top