RCEP mang lại hy vọng cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái
TTH - Giữa sự u ám bao trùm do hai cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe, sự ra đời của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một tia sáng.
RCEP là hy vọng cho nhiều quốc gia sau khủng hoảng kép về kinh tế và sức khỏe. Ảnh minh họa: congthuong.vn
Đối với 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác, cùng nhau ký kết RCEP trong hoàn cảnh này là một bước nhảy vọt về niềm tin và sự dũng cảm. Tất nhiên, các quốc gia đều hy vọng, nhóm hợp tác mới này sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế của đất nước kể từ khi tất cả các quốc gia đều chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kép, không kể là nhiều hay ít.
Khi các rào cản thương mại được gỡ bỏ, sẽ có một dòng chảy thương mại lớn hơn của hàng hóa và dịch vụ giá cả phải chăng được vận chuyển qua biên giới các nước, kết quả là tăng trưởng kinh tế được nâng cao và xuất hiện nhiều cơ hội cho mục tiêu thịnh vượng chung.
Chính sự ra đời của RCEP là một tuyên bố rằng, các nền kinh tế ở các mức tiến bộ khác nhau không cần phải khuất phục trước các biện pháp chủ nghĩa dân tộc để duy trì độc lập chính trị và chủ quyền nước nhà. Thật vậy, các thỏa thuận đa phương luôn có thể được thực hiện nhằm giúp các thành viên của quan hệ đối tác cùng lúc đạt được các mục tiêu quốc tế và củng cố quyền tự chủ và độc lập của họ.
Ngoài việc đóng góp vào chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương, RCEP còn có thể mở đường cho việc tái định hướng một cách tích cực cho các quốc gia thành viên, từ đó sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu và chính trị thế giới. Thông qua RCEP, các quốc gia ASEAN có thể bắt đầu nhận ra rằng, xích lại gần hơn các nước láng giềng Đông Bắc như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và các nước láng giềng ở Nam Thái Bình Dương như Australia, New Zealand không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn làm sâu sắc hơn ý nghĩa về địa lý và văn hóa vốn chưa được khám phá.
Tuy nhiên, ngay cả khi RCEP mang lại nhiều lợi ích thì các nước thành viên vẫn có những vấn đề chính trị và an ninh lớn mà bản thân các nước thành viên phải đối mặt. Cụ thể, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam... đều có những bước thăng trầm. Về vấn đề này, bổ nhiệm một tổng thư ký RCEP – người sẽ tập trung vào chương trình nghị sự chính là phát triển các nền kinh tế của khu vực, cũng như nhận thức sâu sắc các khuynh hướng chính trị là điều kiện bắt buộc. Do đó, phải là người am hiểu về các sắc thái văn hóa phức tạp của RCEP, có thể là một nhà lãnh đạo chính trị, ngoại giao đã về hưu.
Đóng vai trò là mỏ neo của nhóm khu vực trong những năm đầu tiên, nhiệm vụ chính của tổng thư ký là đảm bảo RCEP không lúng túng và thất bại. Theo phân tích, thành công của khối RCEP sẽ phụ thuộc vào sự lãnh đạo chung của nhóm. Đây sẽ là tiền đề cơ bản cho sự phát triển của một trật tự kinh tế toàn cầu mới.
HẠNH NHI
(Lược dịch từ Khmer Times)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn