Thế giới

RCEP thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - ASEAN, hỗ trợ phục hồi kinh tế

ClockThứ Ba, 14/09/2021 15:13
TTH.VN - Phát biểu tại một diễn đàn cấp cao của Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 18 (CAEXPO 2021), các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, tạo điều kiện cho tiến trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.

Minh chứng cho khả năng phục hồi, phát triển kinh tế giữa Trung Quốc và ASEANLần đầu tiên công bố chỉ số thương mại Trung Quốc-ASEANASEAN và Trung Quốc nên thiết lập bong bóng du lịchKhai mạc Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5: Ba chia sẻ từ Việt NamSOM ASEAN+3: Nghiên cứu, phát triển vaccine COVID-19 an toàn, hiệu quả

RCEP sẽ hỗ trợ Trung Quốc, ASEAN  phục hồi, phát triển kinh tế. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

RCEP là hiệp định được ký kết bởi 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia đối tác bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand vào tháng 11/2020. Hiệp định “sẽ mở ra một chương mới cho quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc - ASEAN”.

Bao phủ khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội, thương mại và dân số thế giới, RCEP có tiềm năng phát triển lớn và sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho cuộc chiến chống đại dịch và tiến trình phục hồi kinh tế Đông Á nói riêng, trên toàn cầu nói chung.

Được biết, Trung Quốc kỳ vọng sẽ tiếp thêm sức sống mới cho hội nhập kinh tế Đông Á. Trong đó, thỏa thuận này tích hợp, tối ưu hóa các quy tắc kinh tế thương mại của khu vực trong nhiều lĩnh vực bao gồm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và chính sách cạnh tranh. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển tổng hợp của chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong khu vực.

Trong phát biểu qua video của mình, Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi cho rằng RCEP có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch của khu vực bằng cách liên kết các chuỗi giá trị khu vực chặt chẽ hơn. Đổi lại, điều này sẽ cải thiện tính minh bạch của các quy định thương mại và đầu tư, cũng như tăng cường hợp tác giữa các nước tham gia RCEP.

Tại diễn đàn, các quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và doanh nhân Trung Quốc, ASEAN cũng kêu gọi các nước tham gia RCEP cùng nhau thúc đẩy và hành động để hiệp định sớm có hiệu lực.

“Để gặt hái những thành quả của RCEP, chúng ta cần đảm bảo hiệp định RCEP có hiệu lực kịp thời”, ông Lim Jock Hoi lưu ý. Đồng thời, Tổng thư ký cũng nhấn mạnh rằng việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả RCEP là điều cấp thiết để hưởng các lợi ích của nó.

Ông Lim Jock Hoi dành lời khen cho Trung Quốc khi là một trong những nước đầu tiên ký kết phê chuẩn hiệp định.

Cần có sự phê chuẩn của 6 quốc gia thành viên ASEAN và 3 nước đối tác để đạt ngưỡng đủ điều kiện RCEP có hiệu lực. Những nước đã hoàn thành thủ tục phê chuẩn bao gồm Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và Campuchia.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Return to top