Thế giới

RCEP và FTA hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài vào Campuchia hậu đại dịch

ClockThứ Hai, 21/02/2022 08:47
TTH.VN - Quan chức chính phủ Campuchia mới đây nhận định, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các Hiệp định Thương mại Tự do song phương (FTA) là một trong những yếu tố chính thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.

Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022Campuchia: Hạn chế sinh viên tụ tập ngày Lễ Tình nhân nhằm ngăn chặn dịch lây lanHội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra trong tuần tớiCampuchia đã đủ cơ sở để mở cửa trở lại toàn bộ nền kinh tếThành viên ASEAN nằm trong số các nền kinh tế mới nổi vượt trội thế giới

Nhờ sự hỗ trợ của nhiều yếu tố, trong đó có các hiệp định thương mại tự do lớn, nền kinh tế Campuchia được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Ảnh minh họa: Nhân dân

Cụ thể, Quốc vụ Khanh Kinh tế và Tài chính Campuchia Vongsey Vissoth cho biết trong một cuộc họp báo về điều hành kinh tế vĩ mô của đất nước đến năm 2022 rằng, Campuchia có các FTA với Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như là thành viên tham gia ký kết Hiệp định RCEP. Chính những điều này là yếu tố thu hút đầu tư vào đất nước.

Trong đó, RCEP là một hiệp định thương mại lớn được thiết lập giữa 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác thương mại lớn của khối là Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

RCEP và FTA Trung Quốc - Campuchia có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, trong khi FTA giữa Hàn Quốc - Campuchia dự kiến sẽ có hiệu lực trong tương lai gần.

Theo Quốc vụ Khanh Vongsey Vissoth, các hiệp định thương mại tự do này đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Campuchia về lâu về dài.

Nền kinh tế Campuchia được dự báo sẽ tăng trưởng 5,6% vào năm 2022, tăng từ 3% ghi nhận trong năm 2021. Thêm vào đó, nước này cũng được dự đoán sẽ chứng kiến mức tăng trưởng cao hơn, chạm mốc 6,5% vào năm 2023 và tiếp tục đạt 7% cho 1 năm tiếp theo.

Được biết, nền kinh tế Campuchia được hỗ trợ chủ yếu bởi xuất khẩu hàng may mặc, giày dép, du lịch, bất động sản và xây dựng, cũng như nông nghiệp... Ông Vongsey Vissoth nhận xét, tất cả những lĩnh vực này sẽ tăng trưởng tích cực trong năm nay.

Hiện chính phủ đã chuẩn bị một gói kích thích trị giá hơn 1 tỷ USD cho năm 2022 để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển, đồng thời giảm thiểu tác động do đại dịch gây ra. Cùng lúc, tỷ lệ tiêm chủng cao đã cho phép Campuchia nối lại đầy đủ các hoạt động kinh tế - xã hội trên mọi lĩnh vực từ tháng 11/2021.

Theo thông tin được Bộ Y tế Campuchia cung cấp, quốc gia Đông Nam Á này cho đến nay đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19 cho 14,39 triệu người, chiếm 89,9% trong tổng 16 triệu dân.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam, Lào và Campuchia tìm cách thúc đẩy du lịch “Một hành trình, ba điểm đến”

Với kỳ vọng mang đến cho du khách một trải nghiệm du lịch liền mạch và độc đáo, sáng kiến “Một hành trình, ba điểm đến” đã được lãnh đạo ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đưa ra thảo luận bên lề các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái. Thủ tướng Campuchia Hun Manet cũng tuyên bố nước này sẽ tổ chức một hội nghị các bộ trưởng du lịch của ba nước để phát triển các nỗ lực chung.

Việt Nam, Lào và Campuchia tìm cách thúc đẩy du lịch “Một hành trình, ba điểm đến”
Sau 2 năm, RCEP vẫn thúc đẩy tăng cường thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng

Hãng tin Global Times cho biết, vào ngày 1/1/2024, nhân kỷ niệm 2 năm thiết lập hiệp định, các chuyên gia Trung Quốc mới đây đã dành nhiều lời ca ngợi vai trò quan trọng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại khu vực, bất chấp chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.

Sau 2 năm, RCEP vẫn thúc đẩy tăng cường thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng
Return to top